Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ thắt chặt quy tắc sử dụng tuyến đường qua eo biển Bosporus và Dardanelles (nằm trong hệ thống eo biển Thổ Nhĩ Kỳ) - đường thủy chính yếu cho ngành dầu mỏ của Nga xuất cho các nước tây Âu và Hoa Kỳ. Các biện pháp này sẽ khiến giá vận chuyển dầu qua khu vực này tăng và ảnh hưởng trực tiếp tới các công ty dầu mỏ và các công ty vận chuyển của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mời các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tham dự cuộc họp bất thường được tổ chức vào tuần tới. Được mời tham dự cuộc họp sẽ là những công ty sử dụng tuyến đường qua eo biển Đen để vận chuyển dầu tới các thị trường trên thế giới, hãng Reuters đưa tin. Danh sách công ty bao gồm tập đoàn Chevron, Exxonmobil , BP, Total, ENI và các công ty của Nga và Kazakhstan.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tìm cách hạn chế vận chuyển quá cảnh các loại hàng hóa nguy hiểm (chủ yếu là dầu mỏ) qua các eo biển. Thảm họa tràn dầu của tập đoàn BP của Anh trên vịnh Mexico, nơi mà sự rò rỉ dầu mỏ từ các giếng dầu vẫn chưa được khắc phục, càng thúc đẩy chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện quyết định này.
Ankara dự kiến sẽ sử dụng những kinh nghiệm của chính quyền Mỹ, những người đã yêu cầu BP chi 20 tỷ USD vào quỹ khắc phục thảm họa. Theo hãng Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét khả năng thành lập một quỹ tương tự nhằm bảo vệ cho hệ sinh thái của eo biển. Quy mô của quỹ sẽ đạt “ít nhất là 20 tỷ USD”. Theo kế hoạch, các công ty dầu mỏ sẽ phải đóng góp vào quỹ này.
Tuyến đường biển Đen có tầm quan trọng lớn đối với ngành xuất khẩu của Nga. Nga xuất khẩu gần một phần tư sản lượng dầu và một nửa sản lượng ngũ cốc thông qua các eo biển phía Nam của quốc gia này. Theo công ty dầu Petromarket, trong năm 2009, số lượng hàng xuất khẩu của Nga vận chuyển qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 37%, trong đó 90% là dầu mỏ. Do đó, Nga sẽ là quốc gia đóng góp chính vào quỹ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các công ty dầu mỏ của Nga đang xem xét ý tưởng của Thổ Nhĩ Kỳ một cách thận trọng. Tập đoàn dầu TNK-BP của Nga cho rằng, vẫn còn sớm để thảo luận về vấn đề này. Còn đại diện tập đoàn dầu Lukoil cho rằng, đây là vấn đề quan trọng đối với Nga, bởi Nga đang xuất khẩu dầu với khối lượng lớn thông qua hai cảng Novorossiysk và Tuapse.
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang có ý tưởng cải thiện tình hình sinh thái tại các eo biển, đó là việc cấm sử dụng các tàu nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh vượt quá 1%, thay vì 3-4% như hiện tại.
Theo đại diện của một trong những công ty dầu lớn nhất nước Nga, hiện tại các tàu tuyền hoạt động trong khu vực biển Đen hàng năm sử dụng từ 4-4,5 triệu tấn dầu nhiên liệu. Sự chênh lệch về giá của các loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và lưu huỳnh cao vào khoảng 50USD. Như vậy, nếu biện pháp này được áp dụng, chi phí dành cho chủ tàu đi qua eo biển Đen sẽ vượt quá 200 triệu USD. Như vậy, chắc chắn giá cước vận chuyển và chi phí bảo hiểm cũng tăng theo. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh thấp cũng sẽ đòi hỏi xây dựng các cơ sở làm sạch lưu huỳnh tại các nhà máy chế biến dầu của Nga. Hiện giờ tại Nga chỉ có hai nhà máy có khả năng sản xuất nhiên liệu đáp ứng chất lượng theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khả năng chịu tải của các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc vận chuyển quá cảnh đang kiệt quệ và trong tương lai gần chưa có phương án thay thế cho các eo biển này.
Dự thảo xây dựng đường ống dẫn dầu Burgas – Alexandroupolis gần như không được thực hiện. Một dự án khả thi hơn là dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Samsun – Ceyhan cũng sẽ chỉ được thực hiện sau vài năm nữa và khả năng thay thế các tuyến đường hiện tại là không đủ.
Đề xuất các biện pháp thu quỹ khắc phục thảm họa đối với các công ty dầu mỏ và các công ty vận chuyển dầu qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ không gây bất lợi về kinh tế. Ngay cả khi các đường ống dẫn dầu được xây dựng, chi phí vận chuyển qua đó cũng sẽ đắt hơn nhiều so với phí vận chuyển qua eo biển, đại diện công ty đầu tư Univer Dmitry Alexandrov cho biết.
(vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com