Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình chính trị của Romania tiếp tục bế tắc

 
Tổng thống Romania Traian Basescu. (Ảnh: Reuters)

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Romania vẫn tiếp tục kéo dài kể từ sau khi Chính phủ của Thủ tướng Emil Boc sụp đổ ngày 13/10 dokhông vượt quađược cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, mà phe đối lập yêu cầu tiến hành tại Quốc hội.

Ngày 14/10, Tổng thống Traian Basescu đã bác bỏ đề xuất của phe đối lập về việc bổ nhiệm một chính phủ gồm các nhà kỹ trị để thay thế một nội các ôn hòa vừa bị Quốc hội hạ bệ.

Tổng thống Traian Basescu nói rằng Romania cần một chính phủ gồm các chính trị gia có trách nhiệm với cử tri để đấu tranh có hiệu quả với tình trạng suy thoái.

Ông cho rằng một chính phủ đoàn kết dân tộc với sự ủng hộ của tất cả các các nhóm chính trị chủ chốt, trong đó có những người ôn hòa bị lật đổ và các đối tác liên minh cũ của họ, đảng Dân chủ Xã hội, sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Tuyên bố trên của Tổng thống Traian Basescu được đưa ra sau khi phe đối lập thống nhất đề cử thị trưởng thành phố Sibiu (miền Trung Romania), Klaus Johannis, thuộc đảng Tự do dân tộc (PNL), một chính đảng nhỏ ở Romania, làm thủ tướng. Đề cử này của phe đối lập còn phải trình lên Tổng thống trước khi đưa ra Quốc hội biểu quyết thông qua.

Phát biểu trước khi tiến hành các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo chính trị về vấn đề bổ nhiệm thủ tướng mới, Tổng thống Basescu nói rằng ông có thể chấp nhận một thủ tướng kỹ trị, và sẽ không bác bỏ việc cử ông Klaus Johannis vào vị trí thủ tướng, nhưng với điều kiện vị thủ tướng đó phải đề xuất một nội các gồm các nhà chính trị thuộc các đảng lớn chứ không phải những người độc lập.

Tình hình chính trị ở Romania diễn biến phức tạp trong bối cảnh nước này đang gặp những khó khăn lớn do tác động của khủng hoảng và khi còn vài ngày nữa là đến thời điểm một phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đến Bucharest để khảo sát và quyết định việc cấp một khoản tín dụng 20 tỷ euro nhằm giúp Romania vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Tàu nổi, tàu ngầm, máy bay Nga "diễu võ" trên biển Nhật Bản
  • Nga đề xuất thành lập Câu lạc bộ năng lượng
  • Bênh bộ trưởng
  • Châu Âu: Thêm một lần “chao đảo”
  • Nga e ngại Mỹ tiếp tục thảo luận NMD với các đối tác
  • "Quan hệ Nga-Trung là cơ sở ổn định thế giới"
  • Nga - Trung ký thỏa thuận thông báo phóng tên lửa
  • Pháp-Nga tranh cãi về thỏa thuận tái chế urani