![]() |
Nông dân Ukraine buồn vì mùa màng bị thất bát do thời tiết xấu |
Mới đây, các quan chức chính phủ của Ukraine - một trong những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới đã tuyên bố rằng họ sẽ áp đặt mức hạn ngạch cho xuất khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung lương thực cho quốc gia.
Sở dĩ Ukraine phải áp dụng biện pháp mạnh là do những điều kiện thời tiết xấu đã gây ra tổn thất nặng nề cho các mùa vụ của nước này. Động thái trên được đưa ra sau khi Nga thi hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc vào cách đây 2 tuần khiến giá các loại bột như lúa mì và lúa mạch tăng vọt cùng với nỗ lo về sự lặp lại của cuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2007-2008 khi các quốc gia từ Ấn Độ tới Argentina áp đặt những hạn chế thương mại. Đề cập tới nhu cầu đảm bảo “an ninh lương thực” của Ukraine, ông Mykola Prysyazhnyuk - Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết chính phủ của ông sẽ đưa ra quyết định về các mức hạn ngạch cuối cùng sau những thảo luận với các nhà giao dịch ngũ cốc.
Ukraine có truyền thống là quốc gia xuất khẩu lúa mạch lớn nhất thế giới với 35% thị phần. Đồng thời, họ cũng là nguồn cung cấp lúa mì lớn cho các quốc gia ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Giá bột mì tại đây đã tăng hơn 50% kể từ tháng 6, trong khi đó, giá bột lúa mạch làm thức ăn cho vật nuôi và nấu bia cũng đã tăng hơn gấp đôi.
Ả Rập Xê Út – quốc gia nhập khẩu bột lúa mạch lớn nhất thế giới có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi động thái trên của Kiev. Theo các quan chức và các nhà giao dịch, Ukraine sẽ giới hạn mức xuất khẩu bột mì nghiền xuống 500.000 tấn, bột mì làm thức ăn cho vật nuôi xuống 1 triệu tấn và bột lúa mạch xuống 1 triệu tấn. Các vụ mùa khác như ngô đã không bị áp đặt bởi các mức hạn ngạch. Theo số liệu đưa ra của chính phủ Mỹ, lượng xuất khẩu trong năm 2009-2010 của Ukraine đã giảm mạnh từ mức 9,3 triệu tấn bột mì và 6,2 triệu tấn bột lúa mạch.
Mặc dù, các nhà giao dịch cũng dự đoán trước một vài mức hạn chế xuất khẩu từ Ukraine nhưng mức độ hạn ngạch đưa ra thấp hơn dự đoán của nhiều người. Giá bột mì đã thay đổi không nhiều trước nguồn tin này. Cụ thể, bột mì hàng hóa tuy ở mức cao kỷ lục với 208 bảng Anh/tấn nhưng vẫn dưới mức đỉnh điểm trong thời gian gần đây với 230 bảng Anh. Một số người lo sợ rằng Kazakhstan - nhà xuất khẩu lớn thứ 6 của thế giới có thể cũng “theo bước” Ukraine trong việc áp đặt một số hạn chế mặc dù chính phủ nước này cho biết họ đã không có kế hoạch như vậy. Ai Cập - khách hàng mua bột mỳ lớn nhất đã ngừng hi vọng nhập khẩu từ các quốc gia thuộc liên minh Xô Viết cũ kể từ lệnh cấm xuất khẩu của Nga do lo sợ rằng họ có thể cũng sẽ hạn chế xuất khẩu. Kiev đặc biệt nhận thức rõ được nhu cầu duy trì giá bánh mỳ ở mức thấp cho những người mua vẫn đang vật lộn với quá trình hồi phục khỏi cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ. Để thực hiện được điều này, chính phủ Ukraine đã phải “liều lĩnh” mua tới hàng triệu tấn bột mỳ nghiền cho nguồn dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, giải pháp này có thể sẽ vấp phải những khó khăn do điều kiện thời tiết nóng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng bột mỳ.
Theo các nhà giao dịch, các mức hạn ngạch được dự đoán đưa ra trong tháng 9 là kết quả của một sự thỏa hiệp từ chính phủ Ukraine sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng. Phó thủ tướng Viktor Slauta cho biết các nhà giao dịch bột ngũ cốc đang van nài rằng“Hãy cứu chúng tôi và tiếp sức lực cho chúng tôi”. Các nhà giao dịch này đã buộc tội Kiev về việc “đóng băng” xuất khẩu thông qua các cuộc thanh tra và các biện pháp hành chính đồng thời kêu gọi chính phủ theo bước Nga trong một lệnh cấm chính thức. Hành động như vậy sẽ bảo vệ các nhà giao dịch trước những hình phạt nặng nề mà họ có thể phải đối mặt do không hoàn thành những nghĩa vụ xuất khẩu cho phép họ đưa ra những điều khoản bất khả kháng. Ngược lại, các quan chức Ukraine cũng đã buộc tội các nhà giao dịch về việc thao túng thị trường và gây tâm lý hoảng loạn khiến đẩy giá cả lên cao.
(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com