
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Chương I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ĐỨC
1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý:
Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ở phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và TâyÂu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải.
![]() |
Diện tích: 357.500 km2. Bờ biển dài 2.389 km. Biên giới đất liền 3.618km. Khoảng cách lớn nhất từ Bắc đến Nam dài 876 km và từ Đông sang Tây dài 640km theo đường chim bay.
Thủ đô: Berlin.
Quốc khánh: 03 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức).
Khí hậu:
Về khí hậu, nước Đức nằm trong vùng ôn đới lạnh gió Tây giữa Đại Tây Dương và khí hậu lục địa phía Đông, hiếm khi xảy ra những chênh lệch lớn về nhiệt độ. Lượng mưa trãi suốt các mùa trong năm. Nhiệt độ giao động trung bình trong mùa đông là -60C ở vùng núi và 1,50C ở vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình của tháng 7 là 180C ở vùng đồng bằng và 200C ở các vùng thung lũng kín phía Nam. Những vùng khí hậu ngoại lệ là vùng thượng lưu sông Reihn có khí hậu ôn hòa, vùng thượng Bayern chịu ảnh hưởng của khí đoàn gió nam khô nóng từ dãy Alpen và vùng Harz chịu ảnh hưởng của những đợt gió mạnh, mùa hè lạnh và mùa đông có nhiều tuyết.
Địa hình:
Nước Ðức có địa hình cảnh quan đặc biệt đa dạng và hấp dẫn. Những dãy núi cao thấp với các cao nguyên, vùng núi và vùng trung du, vùng duyên hải và đồng bằng rộng mở. Từ Bắc xuống Nam, nước Ðức được chia làm năm vùng quang cảnh lớn : Vùng đồng bằng phía Bắc, vùng núi trung du, vùng núi Tây Nam, vùng chân núi Alpen Nam nước Ðức và vùng núi Alpen Bayern.
Vùng Bắc Ðức.
Có đặc điểm nổi trội là nhiều hồ,vùng đồng bằng trên nền đất cát, xen kẻ với các vùng đồng cỏ và đầm lầy .Vùng biển phía Ðông bắc có nhiều vịnh sâu và hẹp.Tại đây còn có những hòn đảo quan trọng có vị trí chiến lược trên biển Bắc của nước Ðức.
Vùng núi trung du.
Nằm giữa vùng Bắc và Nam nước Ðức .Ðây là vùng có nhiều thung lũng ven đoạn giữa sông Rhein tạo nên tuyến giao thông Bắc Nam.Trong vùng có rất nhiều núi đá nổi tiếng như : Westerwald, Bergen và Sauerland...Ở trung du Tây nam nước Ðức có vùng đồng bằng thượng lưu sông Rhein, mà nằm ven nó là vùng rừng Ðêri, vùng rừng oden và Spessart.Sông Rhein chảy tiếp qua vùng núi đá đen ,nơi thưa thớt dân cư và có nhũng tthung lũng trồng nho và du lịch rất phát triển.
Vùng đất phía Nam.
Nằm sát dãy Alpen gồm cao nguyên Schwaben-Bayern có đồi núi và những hồ lớn nằm ở phía Nam. Ngoài ra con phải kể đến những vùng núi đá và vùng đồi hạ Bayern ,thung lũng Donau. Ðặc trưng của địa hình cảnh quan vùng này là những đầm lầy và các hồ nước như : Chiemsee, Starnberger see.
Phần dãy Alpen thuộc Ðức nằm giữa Bodensee và Berchtesgaden là thế giới núi non được điểm xuyến bởi những hồ nứơc tuyệt đẹp như: Konigasee và rất thu hút khách du lịch.
Nguồn tài nguyên: nước Đức là nước có ít tài nguyên khoáng sản, một số nguồn tài nguyên của Đức: quặng sắt, than đá, kali, gỗ, than non, uranium, đồng, khí thiên nhiên, muối, nikel, đất trồng.
Sông ngòi: nước Đức có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi cho giao thông vận tải và thủy điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông Rhein, Elbe, Main, Weser, Danube và Spree.
Dân số: Nước Ðức có dân số 85 triệu người (năm 2004)
Dân tộc:
Trong số 85 triệu người sinh sống ở nước Ðức năm 2004, tỷ lệ người Đức chiếm khoảng 91,5%, Thổ Nhĩ Kỳ : 2,4%, và các dân tộc khác ( Ý, Nga, Hy Lạp, Ba Lan, Tây Ban Nha, Croatia…) chiếm 6,1%. Những căng thẳng đôi lúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày phần lớn được giải quyết trong tình đồng nghiệp, tình láng giềng và tình hữu nghị.
Quá trình liên kết chặt chẽ với nhau trong EU và phương Tây, sự tan rã của khối Ðông Âu, cũng như dòng người nhập cư đến từ các nước châu Á và châu Phi làm cho nước Ðức phải tiếp nhận nhiều người nước ngoài hơn từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
Nước Ðức đã chứng minh chính sách cởi mở với người nước ngoài không chỉ bằng việc tiếp nhận những người xin tị nạn và người tị nạn chiến tranh, mà còn bằng việc luôn luôn là một trong những quốc gia đi đầu ủng hộ chính sách tự do đi lại, cũng như tự do làm việc và cư trú trong liên minh châu Âu.
Từ năm 1987 đến nay, khoảng 27 triệu người Ðức từng di cư khỏi nước Ðức đã quay về nước Ðức từ các nước Ðông Âu cũ, chủ yếu là từ Liên Xô cũ. Riêng trong năm 1999 đã có tới hơn 104.900 người .
Ðối với những người bị truy bức chính trị thì nước Ðức thực hiện một chính sách mở cửa với mức độ rộng rãi hiếm thấy trên thế giới. Ðiều 16 cũ cũng như Ðiều 16a mới của Hiến pháp bảo vệ con người trước sự truy bức về chính trị bằng cách bảo đảm những quyền cơ bản của từng người. Năm 1989 có 121.318 người xin tị nạn tại Ðức, năm 1991 là 256.112 người và năm 1992 lên đến 438.191 người. Ðồng thời, tỷ lệ số người được chính thức công nhận là bị truy bức chính trị cũng giảm xuống dưới 5%. Năm 1993 có khoảng 322.600 người tị nạn đến Ðức. Số người đến xin tị nạn đã giảm xuống đáng kể sau khi Luật Ngoại kiều mới có hiệu lực từ ngày 1-7-1993. Năm 1994 có 127.210 người xin tị nạn, năm 1995 là 127.937 người, năm 1996 là 116.367 người, năm 1997 là 104.353 người, năm 1998 là 98.644 người và năm 1999 là 95.113 người.
Với một sự thay đổi trong Hiến pháp (còn gọi là Thoả thuận về tị nạn) được hai phần ba nghị sĩ Quốc hội Liên bang thông qua thì Luật Ngoại kiều có hiệu lực từ ngày 1-7-1993 và đã được Toà án Hiến pháp Liên bang phê chuẩn tháng 5-1996 là hợp hiến. Từ đó, cũng như ở các nước khác, luật tị nạn mới được thực thi chức năng đích thực của nó là bảo vệ những người hiện đang bị truy bức chính trị và thực sự có nhu cầu cần được bảo vệ.
Vì thế, người nước ngoài đến Ðức từ một nước thứ ba có tình hình ổn định, thì không còn được hưởng quyền cơ bản nói trên nữa. Nước Ðức cũng giữ quyền, mà không vi phạm Công ước tị nạn Giơnevơ, lập danh sách những nước mà theo nhìn nhận chính thức của các cơ quan nhà nước là không có nguyên nhân dẫn đến việc xin tị nạn. Tuy nhiên, tại Ðức mỗi một người xin tị nạn đều có thể hiện ra trước toà, thậm chí đến cả Toà án Hiến pháp Liên bang.
Chính sách người nước ngoài và việc nhập quốc tịch Ðức: Hơn nửa số người nước ngoài hiện nay đã sinh sống ít nhất 10 năm tại Ðức. Gần một phần ba sống ở Ðức từ 20 năm trở lên. Trong số những người nước ngoài đã sống từ ít nhất 10 năm tại đây có khoảng 870.000 người dưới 25 tuổi. Hơn hai phần ba trẻ em và thiếu niên được sinh ra tại đây.
Tôn giáo:
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Đạo Hồi chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc chính thống. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.
Không có giáo hội nhà nước ở Ðức. Nói cách khác, giữa hệ thống điều hành nhà nước và nhà thờ không có liên hệ gì, do đó nhà nước không kiểm soát giáo hội. Các giáo hội và một số cộng đồng tôn giáo khác có tư cách pháp nhân độc lập. Mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước là quan hệ đối tác. Bên cạnh Hiến pháp, cơ sở của mối quan hệ này là các giao ước và thỏa thuận. Nhà nước đóng góp một phần chi phí cho một số cơ sở nhất định thuộc giáo hội, ví dụ như nhà trẻ hay trường học. Các giáo hội có quyền đánh thuế các giáo dân, và theo luật, những thuế này được nhà nước thu hồi lại cho giáo hội. Giáo sĩ được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học công, và giáo hội có tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giáo sư thần học.
Nhiệm vụ xã hội và từ thiện của giáo hội là một phần không thể tách rời trong đời sống xã hội Ðức. Vai trò của nhà thờ không thể thiếu trong các bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà an dưỡng, cũng như trong việc tư vấn và hướng dẫn trong mọi mặt của cuộc sống, trong các trường học và trung tâm đào tạo.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính hiện nay là tiếng Đức, ở vùng giáp biên giới nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính được dạy ở Đức, hầu hết doanh nhân Đức đều thông thạo tiếng Anh.
Tiếng Ðức là ngôn ngữ lớn trong số các ngôn ngữ gốc Indogerman. Trong số các ngôn ngữ cùng gốc ngôn ngữ này thì tiếng Ðức thuộc nhóm ngôn ngữ German và có họ hàng với tiếng Ðan Mạch, Na Uy, Thuỵ Ðiển, Flamăng và cả với tiếng Anh. Quá trình tạo dựng nên một ngôn ngữ Ðức chuẩn được dựa trên ngôn ngữ tiếng Ðức và Martin Luther đã dùng để dịch Kinh Thánh.
Ðức là một nước có nhiều khẩu ngữ. Dựa trên khẩu ngữ và tiếng địa phương, người ta có thể nhận ra được người nói đến từ vùng nào. Khẩu ngữ giữa các vùng có những sự khác biệt đáng kể. Ví dụ như, nếu một người Mecklenburg và một người Bayern trò chuyện với nhau bằng thứ khẩu ngữ thuần tuý của từng người, thì họ sẽ rất khó hiểu được nhau.
Ngoài lãnh thổ Ðức ra, tiếng Ðức còn là tiếng mẹ đẻ của các nước áo, Lichtensein, của vùng rộng lớn nhất Thuỵ Sĩ, vùng nam Tirol (Bắc Italia), vùng Bắc Schleswing (Ðan Mạch) và một số vùng nhỏ ven biên giới Ðức thuộc Bỉ, Pháp và Lúcxămbua. Những nhóm dân tộc thiểu số người Ðức sinh sống ở Ba Lan, Rumani và một số nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ cũng phần nào gìn giữ được ngôn ngữ tiếng Ðức của họ. Tiếng Ðức là tiếng mẹ đẻ của hơn 100 triệu người. Cứ mười quyển sách được in ra trên thế giới thì có khoảng một quyển được viết bằng tiếng Ðức. Trong số những ngôn ngữ được dịch ra ngôn ngữ khác thì tiếng Ðức đứng thứ ba sau tiếng Anh và tiếng Pháp. Tỷ lệ ngôn ngữ khác được dịch sang tiếng Ðức là cao nhất.
( Nguồn: Sưu tầm trên internet )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com