Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin thị trường Đức (3): Lịch sử Đức từ năm 1945 đến nay.

2.2 Từ năm 1945 đến nay.

    Bước ngoặt sau năm 1946.


Sau khi quân đội Ðức đầu hàng vô điều kiện ngày 8 và 9-5-1945 thì chính phủ cuối cùng của nước Ðức đứng đầu là thống chế Donitz tồn tại thêm hai tuần lễ nữa rồi bị bắt, sau này các cường quốc thắng trận đã đưa các thành viên của chính phủ này cùng những nhân vật cao cấp của chế độ Quốc xã độc tài ra xét xử tại tòa án Nurnberg vì tội ác chống lại hòa bình và chống lại loài người .

Từ ngày 5-6 các cường quốc thắng trận là Mỹ Anh Liên Xô và Pháp nắm quyền lực cao nhất trên toàn lãnh thổ nước Ðức,việc chia nước Ðức thành ba vùng quân quản với thủ đô Berlin bị chia làm ba khu vực và với một hội đồng kiểm tra chung của ba tổng tư lệnh đã tạo nên cơ sở cho chính sách này .

    Thành lập nước cộng hòa liên bang Ðức.

Ngay từ năm 1946, Tây Ðức đã nhận viện trợ của Mỹ nhưng mãi cho tới khi có chương trình "chống đói, nghèo, thất vọng và hỗn loạn" thì Tây Ðức mới nhận được sự giúp đỡ mang tính chất quyết định cho công cuộc tái thiết đất nước. Trong khi tại khu quân quản của Liên Xô quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đang tiến triển thì tại Tây Ðức với cuộc cải cách tiền tệ, mô hình "kinh tế thị trường xã hội" ngày càng chiếm ưu thế, một mặt ngăn chặn "sự thối rửa của chủ nghĩa tư bản", mặt khác nhằm ngăn chặn chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung như là một trở ngại cho tính sáng tạo. Mục tiêu kinh tế này là bổ sung thêm bằng nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền và nhà nước xã hội và công bằng cuộc tái thiết trên bình diện liên bang của nước Cộng hòa Liên bang.

Tháng 7-1951 Anh, Pháp và Mỹ tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh với nước Ðức. Trong khi đó tại vùng cia quản của Liên Xô một nhà nước mang tên "Cộng hòa dân chủ Ðức" đã được thành lập ngày 7-10-1949, về hình thức đây là một phản ứng đối với việc thành lập nước Cộng hòa Liên bang Ðức, nhưng thực tế việc này đã được chuẩn bị từ lâu - lúc đầu cho toàn nước Ðức bằng việc cải tạo cơ bản trong vùng quân quản của Liên Xô và việc chuẩn bị soạn thảo một hiến pháp. Bằng cuộc bầu cử theo danh sách thống nhất các ứng cử viên và sự điều khiển cũng như kiểm soát chặt chẽ của đảng SED đối với nhà nước và xã hội, nhà nước này đã đi theo hình mẫu các "nhà nước dân chủ nhân dân" ở Ðông và Ðông Nam Âu.

Từ năm 1952 chủ nghĩa xã hội bắt đầu chinh thức được xây dựng và đường biên giới với Cộng hòa Liên bang Ðức bị đóng lại .

Kết quả của cuộc tranh chấp Ðông -Tây là sự ra đời của hai nhà nước Ðức và cả hai nhà nước đó đều đòi hỏi được coi là hạt nhân và mô hình cho một nước Ðức được tái tạo lại. Tuy nhiên phát triển phong trào chạy khỏi Công Hòa Dân Chủ Ðức ngày càng tăng và sự kiện tháng 6-1953 đã chỉ ra rằng nhà nước của Đảng SED không được dân chúng Ðức ủng hộ và có được sự ổn định bênh ngoài chủ yếu là nhờ sức mạnh vượt trội của LiênXô. Về cơ bản thì tình hình này cho đến năm 1989 vẩn không thay đổi .

    Từ sự sụp dổ của Cộng hòa dân chủ Ðức đến việc thống nhất Ðức.

Ngay từ khi thành lập vào ngày 7-10-1949, Cộng hòa Dân chủ Ðức đã là một nhà nước cộng sản với nền tảng là sự cầm quyên của đảng SED là sự hiện diện của Hồng quân. Nền kinh tế theo mệnh lệnh, cảnh sát mật, quyền luật toàn diện của Ðảng SED và chế độ kiểm duyệt gắt gao đã dẩn đến sự xa cách ngày càng tăng dần giữ dân chúng và bộ máy cầm quyền. Những nhu cầu cơ bản về vật chất và xã hội được đáp ứng, được nhà nước ấn định giá và được trợ giá nên đối với người tiêu dùng rất là rẻ. Tuy nhiên, chính sách này cũng tạo nên một sự linh hoạt trong một hệ thống đóng kín, tạo điều kiện cho người ta xây dựng cuộc sống một cách phong phú trong sự tồn tại hạn chế. Những thắng lợi lớn của Cộng hòa Dân chủ Ðức trong thể thao quốc tế làm cho người lao động cảm thấy được đền bù và hài lòng. Tuy phải thực hiện những khoản bồi thường lớn cho Liên Xô, nhưng Cộng hòa Dân chủ Ðức đã sớm đạt được một nền sản xuất công nghiệp và mức sống cao nhất trong khối Ðông Âu.

    Tạo tiền đề cho tương lai.

Sau khi thống nhất nước Ðức và sau những thay đổi chính trị to lớn làm sụp đổ hệ thống các nước cộng sản ở Ðông Âu thì Cộng hòa Dân chủ Ðức và các đồng minh của mình vẩn đứng trước những thách thức còn rất khó khăn, những nhiệm vụ quan trọng phải giải quyết :

    Phải thúc đẩy việc xây dựng các bang mới và hoàn thành sự thống nhất trong nội bộ nước Ðức.

    Liên minh châu Âu phải tiếp tục được phát triển, được tăng cường và mở rộng .

    Một nền hòa bình và an ninh toàn cầu phải được tạo dựng và duy trì .


Các nhiệm vụ trên tầm quốc gia châu Âu và toàn cầu kết nối với nhau và không thể tách rời nhau được. Quá trình xây dựng và cũng cố các bang mới không thể thực hiện được mà không có sự kết nối chặt chẽ vào tiến trình hòa nhập chung trong liên minh châu Âu. Châu Âu không thể duy trì tầm vóc mới của mình nếu không mở cửa đối với các nước đang tiến hành cải cách ở Trung và Ðông Âu. Về kinh tế và cả chính trị, các quốc gia Trung và Ðông Âu phải được dẫn dắt xích lại gần các tổ chức chung của châu Âu và Ðại Tây Dương.Trên tinh thần nà, ngày 24-6-1994 hiệp định đối tác và hợp tác giữa liên minh châu Âu và Nga đã đựơc ký tại Korfu. Sự trợ giúp to lớn mà cộng hòa liên bang Ðức dành cho Nga phù hợp với việc Ðức rất quan tâm đến sự thành bại của quá trình chuyển đổi dân chủ, cũng như đến những giá trị chính trị chung mới. Kể từ năm 1989 những khoản chi và cam kết của Ðức đối với Liên Xô củ và cộng đồng các quốc gia độc lập ngày nay lên đến 90 tỷ mác. Một phần lớn trong những khoản tín dụng bảo đảm và bảo lãnh của cơ quan bảo lãnh Hermes trị giá 47,1 tỷ mác .

    Nước Ðức trong chuyển đổi: bảo đảm tương lai và đổi mới.

Quá trình tiếp tục hòa nhập ở châu Âu, sự đan xen, liên kết ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới và sự cần thiết trên toàn cầu về một sự phát triển bền vững, như đã được mô tả trong Agenda 21, tạo nên những khuôn khổ hành động bên ngoài cho chính sách của Ðức. Một thách thức lớn trong tầm quốc gia vẫn là phải khắc phục dược những khác biệt trong đời sống kinh tế và xã hội vẫn đang tồn tại giữa Ðông Ðức và Tây Ðức. mục tiêu tối thượng là giảm tỉ lệ thất nghiệp .

Vì thế, "đổi mới nước Ðức" là đường lối của chính phủ liên bang để vươt qua tình trạng cải cách bị chững lại, mà chính phủ này phải đối đầu khi bắt dầu nhiệm kỳ vào tháng 10 -1998. Với chương trình đi tới tương lai nhằm bảo dảm việc làm, tăng trưởng và ổn định xã hội của mình, chỉ trong vòng chưa đầy một năm chính phủ liên bang đã đặt những tiền đề cho công cuộc đổi mới nhà nước, kinh tế và xã hội .

Bước ngoặt nhằm bảo đảm tương lai được tạo ra bởi kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2000, mà với nó chương trình tiết kiệm lớn nhất tronh lịch sử Cộng hoà liên bang Ðức được ấn định. Chương trình này dự kiến tiết kiệm được 30 tỷ mác và lập kế hoạch tài chính trung hạn cho bốn năm tới tổng cộng là 160 tỷ mác .

Với chương trình cải cách thuế năm 2000 được ban hành 7-2000 thì bước đi tiếp theo trong chương trình di tới tương lai đã được thực hiệ. Trong nhiều giai đoạn thực hiện đến năm 2005, chương trình cải cách thuế sẽ giảm thuế cho người đóng thuế so với thuế phải đóng năm 1998 tổng cộng là 93 tỷ mác mà không ảnh hưởng đến ổn định tài chính của nhà nước .

Kinh tế bắt đầu tăng trưởng. Ðây là một thắng lợi được những chuyên gia độc lập đánh giá ngay cả đối với chính sách tài chính của chính phủ liên bang. Chương trình cải cách thuế doanh nghiệp hy vọng sẽ tạo ra những động lực rộng khắp lĩnh vực đầu tư.

Nạn thất nghiệp trung bình cả năm 1997 là 4,4 triệu người, giảm liên tục từ đó. Năm 1999 có 4,3 triệu và năm 2000 ước tính khoảng 3,5 triệu dự báo số người thất nghiệp vào năm 2002 khoảng 3 triệu người. Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc giảm tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên với một loạt biện pháp đào tạo nghề nghiệp

    Xây dựng miền Ðông.


Mục tiêu quan trọng nhất là làm cân bằng giữa điều kiện sống giữa Ðông và Tây. Ðể đạt được mục tiêu trọng tâm này, liên bang vẩn tiếp tục đóng góp trong khuôn khổ cân bằng tài chính .

Chính phủ liên bang ủng hộ công cuộc xây dưng miền Ðông bằng cách hổ trợ các dự án đầu tư, phát triển sáng tạo và nghiên cứu do tỷ lệ thất nghiệp ỡ các bang Ðông Ðức cao nên chính sách của một thị trường lao động chủ động được thực hiện ở mức độ cao ngân sách liên bang năm 2000 dành khoảng 38 tỷ mác để xây dựng miền Ðông .

Tháng 5-2000 thủ tướng Schroder và thủ hiến các bang Ðông Ðức đã thõa thuận sau năm 2004 sẽ vẫn tiếp tục đóng góp đoàn kết để xây dựng Ðông Ðức.

Bênh cạnh những nổ lực giúp đỡ cân bằng điều kiện sống giữa hai miền Ðông và Tây thì một bước tiến chính trị để hoà thiện quá trình thống nhất nước Ðức đã được thực hiện ; "với việc đạo luật sử lý bất công của đảng SED "bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 thì chính phủ liên bang đã cải thiện công tác đền bù và phục hồi danh dự cho những người bị đối xử bất công .

Các kế hoạch hiện đại hoá và cải cách trọng tâm khác đươc thực hiện xong hoặc từng phần là :

     - Cải cách ngành bảo hiểm xã hội: mục tiêu là phân chia gánh nặng một cách công băng giữa các thế hệ. Chính vì thế chính phủ liên bang muốn bổ sung cho hệ thống bảo hiểm chăm sóc tuổi già và đóng góp vốn. Có như vậy thì thế hệ tương lai mới được quan tâm đến .Một kế hoạch cải cách quan trọng khác là cải cách kinh tế và thuế cũng tham gia hổ trợ tài chính cho bảo hiểm hưu trí với hai tác dụng đồng thời : giảm nhẹ trên thị trường lao động và tăng sức cạnh tranh quốc tế như việc giảm đóng bảo hiểm xả hội, đó là một phần chi phí phụ về lương và chi phí lao động tăng lên .

   - Hiện đại hoá về sinh thái của xã hội với mực tiêu giữ dình lâu dài những cơ sở tự nhiên của sự sống về nền kinh tế là nội dung của luật ưu tiên những nguồn năng lượng sinh thái , với đạo luật này dự kiến đến năm 2010 tỷ lệ năng lượng tái sinh được trong tổng lượng điện năng sẽ được tăng gấp đôi

    - Rút khỏi lĩnh vực năng lượng hạt nhân: 6-2000 chính phủ liên bang và các tập đoàn năng lượng sẽ chấm dứt trong một trình tự thực hiện năng lượng hạt nhân. Sự đồng thuận này coi như là một giải pháp lịch sử cho một mâu thuẫn kéo dài lâu nay trong xã hội.

    - Luật quốc tịch mới :từ 1-1-2000 một đạo luật quốc tịch mới, hiện đại bắt đầu có hiệu lực tại Ðức. Luật này phù hợp với tiêu chuẩn Tây Âu .


3. Chính trị.

- CHLB Đức là một nước TBCN theo thể chế chính trị cộng hòa. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, nhiệm kỳ 5 năm. Thực quyền trong tay Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Liên bang.

- Hiến pháp Đức được gọi là "Luật cơ bản ", công bố ngày 23/5/1949. Mở đầu của Hiến pháp nêu mục đích tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người và đảm bảo cho từng cá thể phát huy tài năng của mình. Nhà nước xây đựng trên 5 nguyên tắc: Cộng hoà, Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền và Nhà nước xã hội. Quốc hội Đức có Hội đồng liên bang (Bundesrat) và Nghị viện (Bundestag) (CHLB Đức có hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện).

- Hội đồng liên bang là cơ quan đại diện của 16 bang (CHLB Đức bao gồm 16 bang: Baden-Wỹrtemberg, Beyern, Berlin, Brandenburg, Bremen, Hamburg, Hessen,Mecklenburg-Vorpommern, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pfalz,Saarland, Sachsen, Sachsen-Anhalt, Schleswig-Holstein, Thỹringen. Đứng đầu mỗi bang là một Thủ hiến bang), không phải do tổng tuyển cử bầu ra mà do Chính phủ các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với dân số của từng bang. Những đạo luật quan trọng sau khi đã được Nghị viện thông qua phải được Hội đồng liên bang chuẩn y thì Tổng thống mới phê duyệt. Thủ tướng các bang thay nhau làm Chủ tich Hội đồng liên bang với thời hạn 1 năm. Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.

- Nghị viện là đại diện của nhân dân, mỗi khoá kéo dài 4 năm. Hiến pháp quy định các đảng chỉ được vào Nghị viện khi đạt 5 % trở lên phiếu trong các cuộc tổng tuyển cử. Hệ thống bầu cử của Đức rất phức tạp, cử tri phải bỏ 2 lá phiếu: bầu theo đảng và bầu theo từng cá nhân.

Đại diện của các đảng phái trong Quốc hội khoá 2002-2006:
 


Chính phủ hiện nay là chính phủ liên minh giữa Đảng SPD và đảng Xanh

- Thủ tướng: Gerhard Schroeder (SPD)
- Phó Thủ tướng và là Bộ trưởng Ngoại giao là Joschka Fischer ( đảng Xanh )
 

( Nguồn: sưu tầm trên internet )

  • Thông tin thị trường Đức (1): Chương I: Tổng quan về nước Đức - Điều kiện tự nhiên
  • Thông tin thị trường Đức (2): Lịch sử Đức giai đoạn đến năm 1945
  • Thông tin thị trường Đức (3): Lịch sử Đức từ năm 1945 đến nay.
  • Thông tin thị trường Đức (4): Một số thành phố và địa danh nổi tiếng ở Đức
  • Thông tin thị trường Đức (5): Một số thành phố và địa danh nổi tiếng ở Đức
  • Thông tin thị trường Đức (6): Chương II: Văn hóa và con người Đức
  • Thông tin thị trường Đức (7): Kiến trúc Đức
  • Thông tin thị trường Đức (8): Nghệ thuật tạo hình - Bảo tàng và triển lãm
  • Thông tin thị trường Đức (9): Điện ảnh và nhà hát
  • Thông tin thị trường Đức (10): Văn học Đức
  • Thông tin thị trường Đức (11): Các lễ hội và văn hóa cử chỉ của người Đức
  • Thông tin thị trường Đức (11): Hệ thống giáo dục của Đức
  • Thông tin thị trường Đức (12): Chương III: Kinh tế và các mối quan hệ Việt - Đức
  • Thông tin thị trường Đức (13): Chương IV: Những điểm cần lưu ý khi kinh doanh với người Đức
  • Thông tin thị trường Đức (14): Những điểm cần lưu ý khi kinh doanh với người Đức