Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin thị trường Đức (8): Nghệ thuật tạo hình - Bảo tàng và triển lãm

5. Nghệ thuật tạo hình.

Các trào lưu từ 1945.Sau thời kỳ bị cô lập dưới chế độ Quốc Xã, các nghệ sĩ? Ðức đi vào những lĩnh vực chưa khám phá. Thế hệ họa sĩ và nhà điêu khắc trẻ đã nồng nhiệt tiếp nhận những gì mà chế độ độc tài Hitler đã ngăn cấm họ. Những nghệ sĩ như: Roberto Sebatian Matta, Jean Dubuffet, George Mathieu, Jean Fautrier, và Woflgang Schulze là những người thúc đẩy cho nền tảng mỹ thuật trong những năm đầu của Cộng Hòa Liên Bang Ðức.

Một số nhóm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp tục phát triển mỹ thuật của Ðức. Trong đó có "Elcole De Paris " thành lập những năm 40 với các thành viên như Jean Bazaine, Roger Bissliere, Maurice Esteve, Charles Lapicque; Nhóm" CORBRA" với các thành viên như: Asger Jorn, Christian Ðotremond, Josept Noiret, Karel Appel.

5.1     Nghệ thuật "Informel,Beuys và Zero".

Song song với chủ nghĩa Tachisme của Pháp, một phong cách mỹ thuật phát triển ở Cộng Hòa liên Bang Ðức ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, trường phái "Ecole de Paris " và chủ nghĩa trừu tượng Mỹ. Ðây là một phong cách mỹ thuật khác xa với hội họa tượng trưng hay trừu tượng - có đặc điểm bao quát là không vẽ mục đích, cứ vung tay theo thói quen và vẽ nhưng không bao giờ hoàn toàn mất kiểm soát và tuân theo nguyên tắc ngẫu nhiên có điều khiển. Sự đa dạng? của nghệ thuật Informel Ðức biểu hiện ở những nghệ sĩ có tác phẩm nổi tiếng như: Karl Otto Gotz, Bernard Schulze, Fred Thieler, Gerhard Hoehme..

Ðầu những năm 1950, hầu hết các nghệ sĩ thuộc các nhóm hội họa phi hinh thức đã đi tìm sự giải phóng khỏi sự giáo điều của hội họa Panen tượng trưng . Việc quay sang nghệ thuật Inforrmel hay mỹ thuật trừu tượng đã làm bùng lên mạnh mẽ năng lực sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của các phong cách khác, làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật sau chiến tranh ở Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Trọng tâm làcác tác phẩm của George Karl Pfahler, Gunter Fruhtrunk và Lothar Quinte

5.2 Chủ Nghĩa Hiện thực Xã Hội chủ nghĩa .

Trong khi các nghệ sĩ ở Cộng Hòa Liên Bang Ðức có thể tiếp nối truyền thống có sẵn và khai thác các trào lưu nghệ thuật mới ở Phương Tây thì các đồng nghiệp ở Cộng Hòa Dân chủ Ðức đã sớm theo phương pháp sáng tác duy nhất được thừa nhận là " Chủ nghĩa hiện thực Xă Hội Chủ Nghĩa ". Những xu hướng mới chủ yếu bắt nguồn từ trường Ðại học Mỹ thuật Leipzig.Trong số những nghệ sĩ nổi tiếng của trường có Werner Tubke và Bernard Heisig với các tác phẩm hội họa bất hủ gắn liền với các chủ đề lịch sử hay xă hội nhưng đã gạt bỏ sự cằn cỗi trong phong cách những năm 1950.

5.3 Các nghệ sĩ ngày nay .

Ðặc trưng cho các tác phẩm của Ulrich Ruckriem là những khối khoáng chất đolomit khổng lồ. Ngoài ra còn có Jorg Immendorf, Anselm Kiefer với những tác phẩm khổng lồ từ những vật liệu như bụi, cánh hoa, tro và rễ cây góp phần làm tăng thêm tính đa dạng và phong phú của nghệ thuật tạo hình của Cộng Hòa liên bang Ðức. Ngày nay, rất ít các họasĩ ở Ðức có thể sống bằng tiền bán tác phẩm của mình,chủ yếu họ nhận trợ cấp từ chính phủ và các nhà tài trợ,và giới kinh doanh ở Ðức cũng rất quan tâm đến lĩnh vực nghệ thuật. Bên cạnh đó sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng góp phần rất lớn trong việc phát triển nghệ thuật tạo hình ở Ðức.

6. Bảo tàng, sưu tập và triển lãm.


Số lượng các bảo tàng với các lĩnh vực chuyên sâu khác nhau có nguồn gốc từ quá trình phát triển xã hội và văn hóa Ðức. Có hơn 3000 bỏa tàng ở Cộng hòa Liên bang Ðức các bảo tàng của bang, của thành phố, của hiệp hội, tư nhân; các bảp tàng về văn hóa và lịch sử của địa phương; các bảo tàng báu vật của nhà thờ, bảo tàng giáo khu hay nhà thờ lớn; và các bảo tàng lâu đài, cung điện hay bảo tàng ngoài trời. Chúng đã phát triển qua nhiều thế kỷ từ những bộ sưu tập của vua chúa, nhà thờ và sau đó là sưu tập của các công dân.

Tuy nhiên, các bộ sưu tập của vua chúa lúc đầu không nhằm mục đích giáo dục và giải trí cho quần chúng, mà chủ yếu để trưng ra sự giàu có của các bậc vua chúa thông qua vô số các báu vật. Ví dụ, từ thế kỷ XVI, M?chen đã là một trung tâm nghệ thuật quốc tế theo kiểu này. Các quận công xứ Bayern không chỉ sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, mà còn sưu tầm cả thiết bị nghệ thuật đương thời, độ nghề của nghệ nhân, nhạc cụ, các khoáng sản và vật lạ của nước ngoài. Vào thế kỷ XVII, "Vòm Xanh" của các lãnh chúa Saxin ở Dresden có lẽ là kho báu lớn nhất chÂu Âu. Từ bộ sưu tập đó đã hình thành một nhà trưng bày nghệ thuật, một bảo tàng về toán, lý cũng như một bảo tàng khoáng vật học và một nhà trưng bày các đồng tiền cổ.

Một số công dân giàu có - theo mốt đương thời - cũng tích trữ những bộ sưu tập riêng. Nhờ niềm đam mê sưu tập này, ở Ðức đã có bảo tàng cho mọi nghành nghệ thuật và lĩnh vực nghề nghiệp. Ðặc biệt các bảo tàng lớn luôn cố gắng trưng bày các vật sưu tập thật đa dạng. Tuy nhiên, do thiếu chỗ, hầu hết các bảo tàng đều phải cất giữ nhiều vật sưu tập trong kho; chúng chỉ có thể ra mắt công chúng trong những dịp triển? lãm đặc biệt.

Từ Renbrandt và Picasso đến thảm thêu (Kassel), từ công cụ sản xuất rượu vang (Koblenz) đến thiên thạch (Marburg), từ xác ướp trong đầm lầy (Scheswig) đến dụng cụ quang học (Oberkochen) hay chiếc thuyền cổ nhất thế giới được dựng lại từ các mảnh (Bremerhaven) - sự đa dạng của các triển lãm dường như không có giới hạn.ư

6.1.    Sự đa dạng về bảo tàng.

Sự phân bố rộng rãi về địa lý của các bảo tàng Ðức tạo cơ hội cho đông đảo san chúng tiếp cận các bảo tàng. Chính quyền trung ương không có " chính sách bảo tàng ", nhưng các bảo tàng hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực như phục chế, bảo vệ bảo tàng, công tác tư liệu và nghiên cứu. Những hoạt động chung nay được tổ chức bởi Liên đoàn các bảo tàng Ðức - thành lập năm 1971, tập hợp tất cả các bảo tàng ở Ðức. Viện bảo tàng học của các bảo tàng nhà nước về di sản văn hóa Phổ ở Berlin có những nhiệm vụ tương tự. Kiến trúc bảo tàng cũng hết sức đa dạng,từ những "ngôi đền " nghệ thuật thế kỷ XIX đến những công trình mới của thời chúng ta, thường với lối kiến trúc siêu hiện đại, như bảo tàng mới ở N?nberg - mở cửa vào ngày 15-4-2000, Phòng trưng bày tranh ở M?chen hoặc hai công trình xây dựng của Daniel Libeskind: Nhà Felix - Nussbaum ở Osnabr?k và bảo tàng Do Thái ở Berlin - Mitte.

6.2.    Triển lãm và các bảo tàng.

Ngày nay, các bảo tàng Ðức, cả truyền thống và hiện đại đều cố gắng tiếp cận các tầng lớp nhân dân ở mọi trình độ học vấn. Người Ðức bây giờ đến bảo tàng thoải mái như trước kia đi xem phim; những đoàn người xếp hàng dài trước quầy vé bảo tàng mỗi khi có triển lãm cá nhân của các họa sĩ? lớn của trường phái hiện đại kinh điển. Năm nào cũng vậy, hơn 100 triệu người đi thăm các bảo tàng Ðức; ở một số thành phố lớn đã hình thành cả các cụm bảo tàng - ví dụ dọc theo "Dặm bảo tàng " ở Bonn hay ở thủ đô Berlin, nơi Quỹ di sản văn hóa Phổ (thành lập năm 1951) lấp đầy nhiều nhà bảo tàng bằng những bộ sưu tập của mình.

Tại Bonn, Trung tâm Nghệ thuật và triển lãm Cộng hòa Liên bang Ðức (1993) và Bảo tàng lịch sử Cộng hòa Liên bang Ðức (1994) thu hút hàng nghìn khách. Tại Berlin, Bảo tàng Lịch sử Ðức trình bày toàn bộ lịch sử Ðức từ xưa đến ngày nay.

Các bảo tàng lịch sử văn hóa và dân tộc đóng một vai trò đặc biệt. Bảo tàng độc nhất vô nhị trên thế giới "Deutsches Museum" (Bảo tàng Ðức ) ở M?chen có các nguyên vật và mô hình minh họa quá trình phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới. Sau khi hoàn thành cuộc trùng tu năm 2000, Bảo tàng Thông tin liên lạc ở Berlin mở cửa lại với một bộ sưu tập phong phú về bưu chính viễn thông Ðức qua nhiều thế kỷ, trong khi Bảo tàng quốc gia Ðức ở N?nberg có bộ sưu tập lớn nhất về lịch sử nghệ thuật và văn hoá Ðức từ thời tiền sử cho đến thế kỷ XX. Cũng cần đề cập đến số lượng các bảo tàng dân tộc học nhờ nước Ðức có nhiều nhà thám hiểm và nghiên cứu quan tâm mạnh mẽ đến các nền văn hóa nước ngoài. Bên cạnh các bảo tàng ở Berlin, Bảo tàng Linden ở Stuttgart và Bảo tàng Roemer - Pelizaeus ở Hildesheim cũng đáng được lưu ý.

Các cuộc triển lãm đặc biệt tập trung vào những chủ đề cụ thể. Những triển lãm lịch sử như triển lãm về Nghệ thuật và văn hóa thời Karolinger (Paderborn, 1999) hay Hoàng đế Charles V (1500 - 1558) - quyền lực và sự bất kực của chÂu Âu (Bonn, 2000) chứng tỏ có sức thu hút công chúng đặc biệt. Cũng như vậy, triển lãm Các lễ đăng quang. Các vua ở Aachen - Lịch sử và huyền thoại mùa hè 2000 mang đến Những cảm quan tuyệt vời về lễ đăng quan truyền thống của các vua nước Ðức thời Trung cổ, thông qua những vật triển lãm làm từ nhiều Châu Âu. Triển lãm 1848 - Tìm đến tự do tại nhà ttrưng bày nghệ thuật Schim ở Frankfurt/Main năm 1998 đạt chất lượng cao nhờ miêu tả vừa tao nhã, vừa dễ hiểu sự phát triển của nền dân chủ ở Ðức.

Triển lãm Hãy thêm ánh sáng ở Frankfurt mang đến một cái nhìn khái quát, toàn diện về nghệ thuật thời kỳ trào lưu Khai sáng của Châu Âu (khoảng 1770), trong khi Phòng tranh quốc gia ở Stuttgart giới thiệu tổng quát các tác phẩm của nghệ sĩ trường phái ấn tượng ban đầu Camille Pissarro.

Cuộc triển lãm thiên nhiên kỷ Bảy ngọn đồi- những hình ảnh và biểu tượng của thế kỷ XXI tại tòa nhà Martin Gropius ở Berlin năm 2000 đã dựng lên một bức tranh vị lai đa phương tiện về thiên niên kỷ tới gắn với sự hồi tưởng về những kho báu bất tử của quá khứ .

Liên hoan nghệ thuật hiện đại lớn nhất thế giới là " Documenta" ở Kassel, được tổ chức 5 năm một lần và thu hút hơn 631.000 khách vào năm 1997.

 

( Nguồn: sưu tầm trên internet )

  • Thông tin thị trường Đức (1): Chương I: Tổng quan về nước Đức - Điều kiện tự nhiên
  • Thông tin thị trường Đức (2): Lịch sử Đức giai đoạn đến năm 1945
  • Thông tin thị trường Đức (3): Lịch sử Đức từ năm 1945 đến nay.
  • Thông tin thị trường Đức (4): Một số thành phố và địa danh nổi tiếng ở Đức
  • Thông tin thị trường Đức (5): Một số thành phố và địa danh nổi tiếng ở Đức
  • Thông tin thị trường Đức (6): Chương II: Văn hóa và con người Đức
  • Thông tin thị trường Đức (7): Kiến trúc Đức
  • Thông tin thị trường Đức (8): Nghệ thuật tạo hình - Bảo tàng và triển lãm
  • Thông tin thị trường Đức (9): Điện ảnh và nhà hát
  • Thông tin thị trường Đức (10): Văn học Đức
  • Thông tin thị trường Đức (11): Các lễ hội và văn hóa cử chỉ của người Đức
  • Thông tin thị trường Đức (11): Hệ thống giáo dục của Đức
  • Thông tin thị trường Đức (12): Chương III: Kinh tế và các mối quan hệ Việt - Đức
  • Thông tin thị trường Đức (13): Chương IV: Những điểm cần lưu ý khi kinh doanh với người Đức
  • Thông tin thị trường Đức (14): Những điểm cần lưu ý khi kinh doanh với người Đức