
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
III. Hệ thống giáo dục của Đức.
Năm 2000, tại Ðức có 12,64 triệu học sinh được khoảng 785.000 giáo viên chuyên nghiệp dạy dỗ trong 51.400 trường học. Hiến pháp đảm bảo cho mỗi người quyền tự do phát triển nhân cách và tự do lựa chọn nơi đào tạo cũng như nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Vì thế, mục tiêu của chính sách giáo dục ở Cộng hòa Liên bang Ðức là khuyến khích tối ưu và tạo cho mỗi cá nhân cơ hội được gióa dục tốtt nhất, phù hợp với khả năng và hứng thú của họ. Cơ hội học tập để phát triển nhân cách, nghề nghiệp hay chinhd trị luôn mở ra cho mỗi người trong suốt cuộc đời. Một trong những nét chủ đạo của chính sách giáo dục là giáo dục lớp thanh thiếu niên thành những công dân trưởng thành sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung trong nền dân chủ. Vốn là một nước công nghiệp thiếu tài nguyên, Ðức cần dựa vào lực lượng la động lành nghề, do đó đàu tư mành vào giáo dục, trên toàn nước Ðức, trong năm 2000, riêng ngân sách công đã chi cho các trường phổ thông và đại học, kể cả trợ giúp tài chính cho học sinh và sinh viên, khoảng 78,67 tỷ Euro (153,86 tỷ mac).
Từ mùa thu 2001, tất cả các trường học sẽ được trang bị máy móc để nối mạng Internet - năm 1998 số này chỉ mới đạt 15% tổng số các trường. Theo hình dung của Bộ giáo dục và nghiên cứu Liên bang thì trong tương la, tất cả các học sinh sẽ sử dụng những cuốn vở ghi chép dưới dạng "bảng viết điện tử" đồng thời là? sách giáo khoa đa năng. Các trường học tìm được sự hướng dẫn chuyên môn về tổ chức công nghệ thông tin toàn diện với nhóm khởi xướng "Nhà trường truy cập mạng". Trang bị tân tiến? cho trường học là một trong những lĩnh vực hoạt động của tổ chức Initiative D21 e.V được Chính phủ Liên bang hổ trợ mạnh mẽ tập hợp trên 300 doanh nghiệp với mục đích cùng với chính trị và quản lý thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin ở Ðức, và tận daụng những cơ hội nảy sinh từ đó cho sự? tăng trưởng và sử dụng nhân lực.
Giáo dục bắt buộc.
Việc học tập là bắt buộc với lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Ðể đảm bảo yêu cầu về giáo dục bắt buộc, học sinh phải đến trường toàn bộ thời gian trong 9 năm (ở một số bang là 10 năm), sau đó để thực hiện việc học nghề bắt buộc học sinh có thể theo học ở trường dạy nghề bán thời gian, nếu các em không thể tiếp tục học ở các trường trung học phổ thông hay các trường trung học chuyên nghiệp. Việc học tập ở tất cả các trường công đều miễn phí. Sách giáo khoa cũng thường được cung cấp miễn phí hoặc cho mượn; khi số sách giáo khoa này được trao cho học sinh sở hữu, cha mẹ sẽ được yêu cầu đóng góp một phần trên cơ sở thu nhập. Theo Luật hỗ trợ đào tạo của Cộng hòa Liên bang Ðức, với những điều kiện nhất định, học sinh có cha mẹ thu nhập thấp đang theo học các trường các trường trung cấp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp cũng như từ lớp 10 trở? lên ở các trường phổ thông trung học sẽ được trợ cấp cho cả phần ăn học. Những khoản trợ cấp này được xem như những khoản viện trợ không hoàn lại.
Giáo dục trước phổ thông.
Giáo dục trước phổ thông ở Ðức được đảm bảo trong các nhà trẻ, không thuộc hệ thống giáo dục công mà nằm trong lĩnh vực giúp đỡ thanh thiếu nhi. Ðứng ra tổ chức các nhà trẻ phần lớn là các nhà thờ, các tổ chức từ thiện và chính quyền phường xã, đôi khi là các xí nghiệp hoặc hiệp hội. Trọng tâm của công tác giáo dục là tạo ta môi trường học tập trong điều kiện xã hội để giúp trể sau này trẻ phát triển thành một con người có trách nhiệm và có khả năng hòa nhập cộng đồng. Nhà trẻ có mục tiêu hỗ trợ và bổ sung việc giáo dục và dạy dỗ của gia đình, bù đắp những sự thiếu hụt trong phát triển của trẻ. Trẻ em học tập chủ yếu thông qua trò chơi. Nhìn chung, trẻ chỉ đến nhà trẻ vào buổi sáng. Chỉ một số ít nhà trẻ phục vụ cả ngày.
Từ tháng 1-1999,tất cả các trẻ em Ðức đều có quyền được học ở nhà trẻ. Tuy nhiên việc đi nhà trẻ vẫn là tự nguyện. Cha mẹ đóng góp phí nhà trẻ theo mức thu nhập của họ. Năm 1998 có 89,5% tất cả trẻ em Ðức từ lên 3 đến tuổi cắp sách đến trường đi nhà trẻ.
Hệ thống trường học.
Lên 6 tuổi, trẻ em đến trường tiểu học (Grundshule, thông thường từ lớp 1 đến hết lớp 4). Nói chung, tiểu học kéo dài 4 năm, ở Berlin và Brandenburg là 6 năm. Sau tiểu học, các học sinh sẽ chuyển lên một trong các trường phổ thông trung học cơ sở. Bất kể học sinh theo học loại trường nào, năm lớp 5 và 6 thiết lập một giai đoàn khích lệ, quan sát và định hướng đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho họ sinh lựa chọn con đường tiến thân tiếp theo với những trọng tâm chuyên môn.
Sau khi hết tiểu học, khoảng 22,4% trẻ em theo học trường Hauptschule I(từ lớp 5 đến hết lớp 9). Tại đây, các em học sinh tiếp nhận sự giáo dục phổ thông cơ bản, kể cả giáo dục mỹ thuật, chính trị và thể chất. Mỗi học sinh phổ thông cơ sở được học trước hết môn tiếng Ðức, toán, các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một môn ngoại ngữ (thường là tiếng Anh), cũng như giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi chọn con đường học nghề sau này. Chứng chỉ tốt nghiệp trường Hauptschule thường được dùng để theo học các chương trình dạy nghề kép và mở đường đến với sự đào tạo nhiều nghành nghề thủ công và công nghiệp. Học sinh đã tốt nghiệp Hauptschule sau 5,6 năm theo học ở đây sẽ bắt đầu học nghề trong xí nghiệp, bên cạnh đó vẫn theo học một trường dạy nghề cho đến ít nhất 18 tuổi.
Trường Realschule (từ lớp 5 đến hết lớp 10) có chất lượng đào tạo nằm ở giữa trường phổ thông cơ sở và Gymnasium (từ lớp 5 đến hết lớp 13, sau đó thi lấy bằng tốt nghiệp trung học), truyền đạt kiến thức chung mở rộng hơn cho học. Trên nguyên tắc, trường Realschule bao gồm sáu năm học, từ lớp 5 đến 10, và kết thúc với chứng chỉ tốt nghiệp Realschule cho phép học sinh tiếp tục học ở các trường cao hơn như trường dạy nghề toàn phần (Berufsfachschule) hoặc trường trung học chuyên nghiệp (Fachoberschle).
Với chương trình học 9 năm, trường Gymnasium truyền đạt những kiến thức chung sâu rộng cho học sinh của mình. Cấp cuối cùng của trường Gymnasium bao gồm các lớp từ 11 đến 13 (riêng ở hai bang thì cấp này bao gồm từ lớp 10 đến lớp 12 và từ lớp 11 đến lớp 12); ở đây, hệ thống học trình thay thế cho các cho các lớp học thông thường. Trong khuôn khổ những bắt buộc những bắt buộc cho từng môn hoặc từng nhóm môn học, học sinh cấp này có nhiều khả năng lựa chọn phong phú để tìm những trọng tâm học tập cho riêng mình.
Ðại học
Có thể nói trường Ðại học Hesdelberg là trường đại học lâu đời nhất nước Ðức .Nó được thành lập vào năm 1396 .Ngoài ra còn một số trường khác cũng có gần 500 tuổi .Trong nữa đầu thế kỷ 20 thì mô hình giảng dạy lý tưởng ở Ðức là giảng dạy? và nghiên cứu được tiến hành không lệ thuộc vào mục đích .Tuy nhiên? mô hình này ngày càng không phù hợp trong điều kiện đi lên của nhân loại .Vi thế , dần dần các trường đại học tổng hợp và chuyên nghiệp ra đời .Các trường đại học đảm nhận vai trò rộng lớn trong việc nghiên cứu ,giảng dạy và khuyến khích những tài năng khoa học và nghệ thuật trẻ.?
Cho tới nay thì ở Ðức đã có? hơn 360 trường đại học bao gồm hơn 90 trường đại học tổng hợp và 190 trường đại học chuyên nghiệp.
Từ năm 1960, số học sinh cùng năm tốt nghiệp trung học bắt đầu vào đại học đã tăng từ 8% lên hơn 30% .Số sinh viên bắt đầu vào niên khóa 2001/2002 là 342000 người .Bên cạnh việc giảng dạy, các trường đại học giáo dục đại học theo định hướng thành tích, đánh giá đều công tác nghiên cứu và giảng dạy , tăng cường nghĩa vụ tư vấn cho sinh viên các trường đại học ,đưa ra hệ thống thang điểm ; tóm lại là mở rộng các hoạt động của trường đại học bằng cách bãi bỏ những quy định cũ.
Ngoài ra , luật pháp ở Ðức cũng hỗ trợ cho sinh viên Ðức? thuận lợi hơn khi theo học các trường ở nước ngoài cũng như sinh viên nước ngoài theo học các trường ở Ðức.Các trường đại học ở Ðức dần dần trở thành cơ sở giao lưu khoa học của Châu Âu và quốc tế.Các trường đại học Ðức ngày càng cấp nhiều loại bằng và học vị tương đương với tiêu chuẩn quốc tế và được khắp thế giới công nhận .Nhiều trường sử dụng văn bằng mới trong khi? phát triển các khóa học quốc tế mới .Theo nguồn tin từ hội nghị hiệu trưởng các trường đại học Ðức,hiện tại đã có hơn 1000 khóa học đào tạo cử nhân hay thạc sĩ kiểu mới này.Ngoài ra ở Ðức còn rất khuyến khích việc nghiên cứu phát minh sáng chế bằng các hỗ trợ như tiền lương cho giáo sư, học bỗng cho sinh viên
Ngoài việc giáo dục ở hệ thống đại học ở Ðức còn có hình thức đào tạo cho ngươi trưởng thành .Dựa trên cơ sở là học tập mang tính liên tục vàsuốt đời .Việc giáo dục cho người trưởng thành chủ yếu là tập trung tại các nhà thờ ,các tổ chức nghiêp đoàn và các hội khoa học .Về nội dung thi đa số là dạy về đạo đức và cách cư xử trong cuộc sống cũng như là nâng cao kỹ năng nghề nghiệp,kiến thức về chính trị văn hóa xã hội..vv..
( Nguồn: sưu tầm trên internet )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com