Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Nhân dịp đầu năm Kỷ Sửu, Vietstock – tổ chức cung cấp thông tin tài chính, chứng khoán độc lập ra đời lâu nhất tại Việt Nam – đã có những phân tích tổng hợp về toàn cảnh thị trường chứng khoán cũng như dự báo nên đầu tư vào cổ phiếu những ngành kinh tế quan trọng.
Đầu tư vào đâu?” trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay? Nhóm nghiên cứu của Vietstock khẳng định quan điểm khá rõ ràng: “Mặc dù TTCK có thể tăng điểm trong năm 2009, nhưng điều này không đồng nghĩa cứ đầu tư là sẽ thắng! Giá cổ phiếu sẽ có sự phân hóa giữa những ngành nghề khác nhau dựa trên triển vọng của ngành. Từ những phân tích nhận định, đánh giá về tình hình kinh tế, chúng tôi tin rằng nhà đầu tư có cơ hội trong ngành điện, ngành bán lẻ nhưng cần cẩn trọng với những rủi ro trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản”.
Khó khăn cho ngân hàng, chứng khoán và bất động sản
6 tháng cuối năm 2008 là thời điểm ngành ngân hàng buộc phải giảm dần lãi suất để tăng cung tiền giúp phục hồi nền kinh tế và đứng trước nhiều khó khăn khi doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà vay vốn. Ông Phan Duy Đạt, Trưởng nhóm nghiên cứu Vietstock nhận định: “Do lãi suất đã giảm khá sâu, thị trường trái phiếu khó đem lại nhiều “quả ngọt” như năm 2008”.
Thị trường chứng khoán đầu năm: Đắn đo cân nhắc (ảnh chụp tại Công ty Chứng khoán SSI, sáng nay 2-2). Ảnh: ĐỨC TRÍ |
Không riêng ngân hàng, ngành chứng khoán với tốc độ tăng trưởng vượt bậc vài năm qua cũng đứng trước thử thách thật sự lớn lao. VN-Index và HASTC-Index giảm khoảng hơn 65% giá trị trong năm 2008 và giá trị giao dịch bình quân cả 2 thị trường chỉ còn dưới 200 tỷ đồng trong những ngày trước Tết Nguyên đán.
“Dựa theo các kịch bản mà chúng tôi đưa ra, khả năng phục hồi lớn nhất của TTCK năm 2009 là mức 420 điểm. Quan trọng hơn, nguồn thu chủ yếu của các CTCK là tự doanh sẽ không đảm bảo được đà tăng trưởng trước đây”, ông Đạt đánh giá.
Đối với thị trường bất động sản, nơi giới đầu tư đang rất thận trọng quan sát cũng tiềm ẩn đầy rủi ro như dự báo của nhóm chuyên gia Vietstock: “Thị trường BĐS dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá trong năm 2009. Dòng vốn FDI cũng không đem lại nhiều hy vọng. Theo nghiên cứu của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và Đại học Harvard Kennedy School, cơ cấu vốn vay chiếm đến 70% trong dòng vốn FDI nên sự ách tắc tín dụng toàn cầu có thể khiến các dự án (trong đó có dự án BĐS tại Việt Nam) khó triển khai. Ở trong nước, dù các khoản cho vay BĐS được cam kết kích hoạt trở lại, nhưng thực tế nhiều tổ chức tín dụng sẽ chưa mạnh dạn triển khai, vì mục tiêu quản trị rủi ro vẫn được xem xét ở mức độ ưu tiên hơn so với tăng trưởng tín dụng”.
Cần nói thêm, giá bất động sản nhiều nơi tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM tăng gần gấp đôi trong 3 tháng đầu năm trước khi kinh tế Việt Nam bị cuốn theo cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau đó.
10 tháng trôi qua, giá BĐS tuy có giảm nhưng vẫn dừng ở mức giá tương đương thời điểm cuối năm 2007. Như vậy, ngoài việc bị đóng băng, thị trường này vẫn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng giá lần nữa.
Kỳ vọng từ điện và bán lẻ
Trong một nền kinh tế có quá nhiều khó khăn như hiện nay, nhà đầu tư có thể bỏ tiền vào đâu? Vietstock đưa dự báo và khuyến nghị khá tích cực cho 2 lĩnh vực điện và bán lẻ.
“Ngành điện có nhiều tiềm năng phát triển vì khả năng cung ứng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, ngoài ra giá bán điện đang có chiều hướng điều chỉnh tăng lên ngang bằng với các nước trong khu vực.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng 6,5% của nền kinh tế trong năm 2009, ngành điện phải tăng trưởng khoảng 13%. Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện các giải pháp như hỗ trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng… nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các dự án điện”, ông Đạt cho biết.
Giá điện đang “hăm he” tăng và nếu như vậy, điều này vô tình lại “tốt” trong mắt nhà đầu tư khi nhìn về ngành điện. Cổ phiếu ngành này cũng đã lên sàn khá nhiều và dễ dàng cho nhà đầu tư tìm mua như PPC của Nhiệt điện Phả Lại, VSH của Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, TBC của Thủy điện Thác Bà, KHP của Điện lực Khánh Hòa…
Trong khi đó, ngành bán lẻ với dự báo có thể lao đao đã đảo chiều phá tan lo ngại một cách đầy ngoạn mục. Sức mua tiêu dùng của người dân tăng vọt 30%-40% trước Tết Nguyên đán khiến ngay cả những nhà bán lẻ lạc quan nhất cũng không thể nghĩ ra. Bất kể khó khăn trong năm khiến người lao động giảm thu nhập và tiền thưởng thì mọi người vẫn mua sắm kéo theo hàng loạt siêu thị điện máy, thực phẩm, tổng hợp… đều cháy hàng.
Với việc Chính phủ đang quan tâm kích cầu tiêu dùng trở lại trong gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD, ngành bán lẻ đang có thêm lợi thế to lớn khác.
(Theo báo Sài Gòn online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com