2008 là một năm đặc biệt, gia nhập WTO, lần đầu tiên con thuyền kinh tế Việt Nam phải chống chọi với bão lớn. Trong cuộc vật lộn tưởng quá sức, thật lạ kỳ, con thuyền ấy đã vượt qua phong ba, lao về phía trước.
Đầu xuân mới thêm một lần nhìn lại và nhìn thẳng, năm 2009 không trùng điệp khó khăn như dự đoán của nhiều nhà kinh tế, Việt Nam có những đặc thù riêng và các doanh nghiệp Việt Nam có không ít vận hội. Điều quan trọng là phải nhận diện đúng và chấp nhận đối mặt với thách thức để con thuyền kinh tế Việt Nam tiếp tục vững vàng trong bối cảnh đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Các nhà phân tích đều có chung nhận định: 2008 là một năm đặc biệt với nền kinh tế toàn cầu. Cơn bão tài chính khơi nguồn từ Mỹ đã đẩy thế giới vào vòng xoáy của những biến động khó lường. Thế nhưng Việt Nam vẫn trụ vững trong con mắt ngỡ ngàng của giới đầu tư quốc tế. Thách thức vẫn ở phía trước, vấn đề lúc này là nghiên cứu một cách bài bản, thực hiện có hiệu quả các giải pháp của chính phủ, chủ động linh hoạt đối phó với những vấn đề mới đặt ra.
Ra biển lớn, thách thức lớn
Sự vận động trái chiều của kinh tế thế giới thể hiện khá rõ trong thương mại quốc tế, cũng như trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Khi các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải đương đầu với lạm phát, với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, lương thực thì 9 tháng năm 2008, Việt Nam đã đưa tổng giá trị xuất khẩu lên 48 tỷ 575 triệu USD, tăng 39%. Đây là mức tăng cao nhất trong hơn chục năm qua (đóng góp do tăng giá là 70%, tăng lượng là 30%). Thế nhưng khi khủng hoảng tài chính diễn ra trên diện rộng, 4 tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu giảm bình quân tới 400 triệu USD/tháng. Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình này còn kéo dài trong năm 2009 và nhập khẩu cũng tăng với tốc độ cao, kim ngạch nhập khẩu có thể lên tới 82 tỷ USD, mức nhập siêu khoảng 18 tỷ USD xấp xỉ 30% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 24% GDP. Mức tăng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân thanh toán và việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới, chúng ta ra biển lớn đương nhiên phải đối mặt với những cơn bão lớn. Năm 2008, Việt Nam đã thành công với nhiều biện pháp kiềm chế nhập siêu, ổn định giá cả. Nhưng thách thức trong năm 2009 sẽ lớn hơn rất nhiều. Cuộc cạnh tranh trên thương trường quốc tế sẽ ngày một gay gắt hơn khi các nước đều muốn tăng xuất khẩu để duy trì sản xuất, ngăn chặn suy thoái. Chưa kể, từ ngày 1-1, chúng ta đã phải mở cửa dịch vụ phân phối, các nhà đầu tư nước ngoài mang hàng xuất khẩu vào. Rồi việc Trung Quốc tiếp tục giảm giá đồng nhân dân tệ, một số lượng khổng lồ hàng hóa giá rẻ đang sẵn sàng xâm nhập thị trường Việt Nam. Hệ lụy là cuộc cạnh tranh trên thị trường nội địa năm nay cũng sẽ khốc liệt hơn.
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế (khoảng 80% GDP) nhưng cũng là một thách thức rất lớn khi phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố thị trường. Những thị trường lớn, chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đang lâm vào suy thoái; châu Á và châu Đại Dương chiếm 40% kim ngạch cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng. Phần ít chịu tác động không bao nhiêu là các thị trường nhỏ. Do vậy theo các nhà kinh tế, năm 2009, chỉ nên coi mức tăng kim ngạch 13% là mục tiêu định hướng, căn cứ để tính toán các chỉ tiêu vĩ mô khác như tốc độ tăng trưởng GDP, cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế... Nhận định này không phải không có cơ sở. Vấn đề cấp thiết ngay trong những ngày đầu năm này là đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu và có sự điều chỉnh hợp lý với từng doanh nghiệp, từng ngành hàng.
Hỗ trợ hiệu quả, vận động linh hoạt
Cùng với việc tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt về tài chính đã mang lại thành công cho kinh tế Việt Nam năm 2008, Chính phủ chủ trương kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng, đồng thời chỉ đạo quyết liệt việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát hành trái phiếu đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong những ngày đầu xuân này, Chính phủ đã công bố gói cứu trợ kinh tế lên tới 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD) nhưng phải nói thêm rằng nếu tính cả các khoản tiền ngân sách bỏ ra để giảm trừ thuế, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất... thì gói cứu trợ ấy vượt xa con số 1 tỷ USD. Và như vậy có thể thấy rằng, 2009 không chỉ là năm đầy thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều cơ hội. Trong đó có những cơ hội không phải quốc gia nào cũng có, đó là môi trường chính trị, xã hội ổn định, tiềm năng tăng trưởng dồi dào và là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế. Chính phủ đã đưa ra những giải pháp đúng, vấn đề là điểm nhìn của các doanh nghiệp và cách thức vận động trong môi trường linh hoạt mà thôi.
Không phải năm Sửu nói chuyện “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”, đã đến lúc các nhà kinh doanh Việt Nam cần nhận diện chính mình cũng như đối tượng kinh doanh để đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp và có bản sắc riêng. Các tập đoàn phân phối lớn đã năng động hơn chúng ta rất nhiều khi họ luôn biết định hướng rõ khách hàng. Không phải không có cơ sở khi nhiều nhà tư vấn cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ, cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà phân phối nước ngoài sẵn sàng đổ bộ vào thị trường này. Với 84 triệu dân và tổng doanh thu hàng hóa bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng lên tới 50 tỷ USD (11 tháng năm 2008), Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng lại không được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Rõ ràng chúng ta cần nhìn nhận từ những điều tưởng như ai cũng biết: Muốn cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế, phải cạnh tranh được trên thị trường trong nước, nơi các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn doanh nghiệp nước ngoài bởi họ hiểu biết hơn về thị trường và văn hóa người tiêu dùng. Và đây không chỉ là vấn đề đặt ra trong thời khủng hoảng.
Có lẽ vấn đề cốt lõi nhất rút ra từ bão tố của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa năng lực điều tiết kinh tế của Chính phủ và sức mạnh tự điều chỉnh của kinh tế thị trường. Đây là vấn đề vô cùng khó trong hoạch định chính sách kinh tế nhà nước và cũng là điểm nhấn thành công của Việt Nam trong năm 2008. Mùa xuân mới đang về với việc thực hiện hiệu quả các quyết sách của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế, chủ động đối phó, tiếp tục vượt qua thách thức trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Chiều 4/2, tại buổi gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần nhấn mạnh đến khó khăn của Việt Nam trong năm nay - khi kinh tế toàn cầu lâm vào đại khủng hoảng. Ngay trong tháng 1, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của nước ta đã giảm mạnh.
Năm 2009, cả nước dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn.
5 nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động gồm VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone và EVN Telecom đều khẳng định: năm 2009 giá cước các dịch vụ cơ bản như tin nhắn SMS, thoại và dịch vụ cộng thêm sẽ tiếp tục giảm mạnh. Mức giảm dự kiến vào khoảng 10-15% so với hiện hành. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi như tặng tiền vào tài khoản, bán sim kèm máy, nhân đôi tài khoản... tiếp tục được duy trì.
Năm 2009, xuất khẩu cá tra sẽ chỉ đạt kim ngạch 1 tỷ USD so với 1,48 tỷ USD của năm 2008, bởi tình hình nuôi cá tra năm nay không thuận lợi vì có tới 50% diện tích ao bỏ trống và dự báo trong 6 tháng đầu năm 2009 sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng. Hiện nay, cả nước có khoảng 100 nhà máy chế biến cá có công suất là 1,5 triệu tấn/năm nhưng khả năng năm nay chỉ đạt khoảng 30% công suất.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng 2008 lại là năm giải ngân vốn xây dựng cơ bản nhiều nhất trong những năm qua. Trên đà đó, năm 2009, các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng tiếp tục đăng ký mức tăng trưởng 12% so với năm 2008, trong đó kế hoạch đầu tư ước tính hơn 34.600 tỷ đồng cho các lĩnh vực chính là xi măng, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, xã hội...
Năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 6 vùng từ nay đến năm 2020, theo hướng tập trung phát triển các trung tâm kinh tế lớn, trọng điểm, tạo động lực để phát triển bền vững tất cả các vùng kinh tế.
Cho dù bạn có tin hay không, năm 2009 sẽ là năm của sự cộng tác, mạng xã hội, sự lên ngôi của cá nhân, các dịch vụ theo yêu cầu, sống trong nhà có vườn, các hệ thống giá trị thay đổi ...
2008 là một năm đặc biệt, gia nhập WTO, lần đầu tiên con thuyền kinh tế Việt Nam phải chống chọi với bão lớn. Trong cuộc vật lộn tưởng quá sức, thật lạ kỳ, con thuyền ấy đã vượt qua phong ba, lao về phía trước.
Năm 2008 đi qua để lại cho các nhà quản lý, doanh nhân và người tiêu dùng những ấn tượng khó quên về nhịp điệu khác thường của nền kinh tế Việt Nam. Nhìn nhận, suy ngẫm về những gì ta đã trải qua trong năm cũ là căn cứ quan trọng để có những dự cảm trước thềm năm mới.
Đó là nhận định của ông Peter Ryder, Tổng giám đốc Indochina Capital - công ty mẹ của Indochina Land về thị trường Bất động sản Việt Nam, ông dự báo rằng Việt Nam là nước đầu tiên của khu vực châu Á phục hồi nhanh và mạnh mẽ nhất.
Mặc dù phong trào trồng nấm ăn và nấm dược liệu đã phát triển ở hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng sản lượng nấm mới đạt khoảng 200 nghìn tấn/năm. Phải làm gì khi nguồn nguyên liệu sẵn có, kỹ thuật trồng nấm không phức tạp, thị trường tiêu thụ rộng lớn... nhằm đạt một triệu tấn hàng hóa vào năm 2010, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI - một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại London) vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam và dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam tới năm 2017.
Theo nhận định chung, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động mạnh đến xuất khẩu. Vì thế, dù các doanh nghiệp thủy sản nổi tiếng là năng động, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ khó có thể đạt như năm 2008 (4,509 tỷ USD) và dự kiến chỉ đạt khoảng 3,5 - 4 tỷ USD.
Nhân dịp đầu năm Kỷ Sửu, Vietstock – tổ chức cung cấp thông tin tài chính, chứng khoán độc lập ra đời lâu nhất tại Việt Nam – đã có những phân tích tổng hợp về toàn cảnh thị trường chứng khoán cũng như dự báo nên đầu tư vào cổ phiếu những ngành kinh tế quan trọng.
Đến năm 2020, TP Cần Thơ dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 18%/năm; cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-ngư nghiệp 3,7%; công nghiệp-xây dựng 53,8%; dịch vụ 42,5%; GDP đầu người sẽ đạt hơn 4600 USD/ người/năm...