Các ngân hàng Trung Quốc, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ kinh tế trong nước cũng như đã khẳng định được khả năng thích ứng tại châu Âu, đang hướng tới nước Mỹ.
Đầu tháng này, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã cho phép Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) mở chi nhánh tại New York.
Trước ICBC đã có nhiều ngân hàng châu Á hoạt động tại trung tâm tài chính số một thế giới. Từ đầu năm tới nay, một số ngân hàng từ các quốc gia xa xôi như Azerbaijan, và Ấn Độ đã được FED cho phép hoạt động tại Mỹ. Trước ICBC, Trung Quốc cũng đã có một ngân hàng khác là China Merchants Bank nhận được sự chấp thuận của FED vào tháng 10/2007.
Tuy nhiên, với vị thế của ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, sự hiện diện của ICBC tại New York có một ý nghĩa đặc biệt. Nó báo hiệu một làn sóng ngân hàng mang quốc tịch Trung Quốc có thể đổ vào Mỹ trong thời gian tới.
Hiện nay, hệ thống nhà băng tại Trung Quốc đang có những bước tiến thần tốc. Năm ngoái, bốn đại gia hàng đầu tại quốc gia này có mức cho vay tăng vọt. Chỉ riêng ICBC và Ngân hàng Xây dựng trong năm 2007 đã thu lợi nhuận 20 tỷ đôla, theo thống kê của tạp chí Global Fortune 500.
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, các ngân hàng Trung Quốc đã trở thành các công ty đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia. Nhóm ngân hàng này vẫn chưa có các sản phẩm tài chính tiên tiến cho khách hàng. Hiện tại, dịch vụ mà họ cung cấp như cho vay, thẻ tín dụng, hay quản lý rủi ro vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống.
Để khắc phục điều này, những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã bán cổ phần cho các ngân hàng hàng đầu thế giới như HSBC, Goldman Sachs, Citigroup, Bank of America và Merrill Lynch. Họ hy vọng rằng, kết hợp cùng các tập đoàn tài chính lớn sẽ giúp nâng cao công nghệ, chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý, cũng như tính cạnh tranh.
Dẫu sao, các nhà phân tích nhận định, người Trung Quốc sẽ còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể mở chi nhánh tại những trung tâm tài chính lớn hoặc tạo dựng chỗ đứng trên phố Wall.
Đại diện của ICBC tại New York từ chối bình luận về việc công ty này có kế hoạch xa hơn tại nước Mỹ hay không.
Ông Henry Fields, tại hãng luật Morrison & Foerster, là một chuyên gia hỗ trợ các ngân hàng nước ngoài trong việc mở trụ sở tại Mỹ. Theo ông các ngân hàng nước ngoài thường sẽ phải mở chi nhánh hoạt động theo kiểu bán buôn trước khi chuyển sang dịch vụ bán lẻ.
Muốn xâm nhập vào thị trường ngân hàng bán lẻ tại Mỹ đòi hỏi người Trung Quốc phải mua lại một ngân hàng Mỹ hoặc tự xây dựng chân rết tại các thành phố. Cả hai phương án trên đều cần thời gian, và đặc biệt là sự chấp thuận từ Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Sự có mặt của ngân hàng Trung Quốc trên đất Mỹ đang được những nhà hoạch định chính sách tại Washington đặc biệt quan tâm. Một nhóm không nhỏ người dân, các công ty, cũng như các chính trị gia tại quốc gia này, tỏ ra khá e ngại trước sự "xâm lăng" ngày một mạnh mẽ của người châu Á vào thị trường Mỹ.
Trước đây, tập đoàn dầu khí do Chính phủ Trung Quốc quản lý là China National Offshore Oil (Cnooc) đã tạo nên một cuộc tranh cãi rất gay gắt trên đất Mỹ vào năm 2005 khi tham gia đấu thầu vào dự án của Unocal, một công ty trong lĩnh vực xăng dầu. Cnooc cuối cùng đã phải rút lui do vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Quốc hội Mỹ.
Theo ông Fields, từ kinh nghiệm này, những tập đoàn tài chính Trung Quốc, mà rất nhiều trong số đó do Chính phủ sở hữu, khi theo đuổi "giấc mơ Mỹ" sẽ phải lường trước sự chống đối đến từ những người theo chủ nghĩa bài ngoại.
Theo Reuters ngày 20/8, Ernst & Young (E&Y) cho biết, Trung Quốc đã thay thế Anh trong bảng xếp hạng các điểm đến hấp dẫn nhất đối với các dự án đầu tư vào năng lượng thay thế.
Với những chính sách tích cực về khôi phục năng lượng, Trung Quốc đã vượt Anh trong bảng xếp hạng của công ty kiểm toán lừng danh Ernst & Young, vươn lên vị trí thứ tư.
Chỉ số cổ phiếu của Trung Quốc đã tăng đến hơn 6% hôm nay (20/8) khi có các thông tin rằng chính phủ sẽ can thiệp vào việc củng cổ lại lòng tin của các nhà đầu tư.
Hôm qua (18/8), Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang (Fed) ở Dallas, ông Richard Fisher phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể truyền một tín hiệu rõ ràng về bùng nổ nhu cầu năng lượng toàn cầu, trong đó đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ dầu dài hạn.
Theo tờ "Thông tin Chứng khoán Thượng Hải", sau nhiều năm bị trì hoãn do những lo lắng về hiện tượng bức xạ, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục tiến hành dự án gây tranh cãi về việc mở rộng tuyến đường sắt từ tính trên cao ở thành phố Thượng Hải vào năm 2010.
Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Hôm nay (20/8), nhà điều hành ngoại tệ của Trung Quốc cho biết nước này sẽ cho phép các tập đoàn tài chính tại Bắc Kinh và Thượng Hải áp dụng các dịch vụ trao đổi tiền tệ dành cho cá nhân.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu 14,49 triệu tấn xi măng, trị giá 570 triệu USD, giảm 18,4% về lượng và 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Do những lo lắng từ ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã giảm xuống 5,3%, thị trường chứng khoán (TTCK) Thượng Hải giảm 130 điểm - giảm 15 % sau 7 ngày liên tiếp.
Các ngân hàng Trung Quốc, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ kinh tế trong nước cũng như đã khẳng định được khả năng thích ứng tại châu Âu, đang hướng tới nước Mỹ.