Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 17/8 của Ngoại trưởng Nhật Bản Masahiko Komura, hai bên đã thảo luận vấn đề khai thác khí đốt chung. Ông Komura bày tỏ mong muốn hai bên nhanh chóng đàm phán thỏa thuận khai thác chung, song người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khéo léo từ chối rằng việc khai thác chung còn cần phải có sự giải thích và ủng hộ của người dân Trung Quốc, do đó Trung Quốc chưa thể đưa ra được thời điểm bắt đầu đàm phán cho vấn đề cụ thể hoá việc khai thác khí đốt. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây có phải là chiến thuật trì hoãn của Trung Quốc để đạt được những mục tiêu quan trọng khác trong quan hệ với Nhật Bản hay không?
Giữa tháng 6/08, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận cơ bản về việc khai thác khí đốt chung ở khu vực biển phía Bắc của đường trung tuyến Nhật-Trung. Hai bên thống nhất cùng gác lại những đối lập về quyền lợi của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) để ưu tiên cho hợp tác khai thác khí đốt.
Tuy nhiên, thoả thuận cơ bản trên chưa cụ thể được mức độ đầu tư cùng lợi nhuận chia sẻ của các bên. Do đó, Nhật Bản và Trung Quốc còn phải tiến hành các cuộc đàm phán để cụ thể hoá các nội dung này. Cho đến nay, sau hai tháng, mặc dù phía Nhật Bản đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán, song Trung Quốc vẫn tìm cách từ chối tham gia.
Nguồn tin quan hệ Nhật-Trung cho rằng lý do khiến Trung Quốc không tham gia đàm phán là do dư luận Trung Quốc phản đối chủ trương cùng tiến hành khai thác của Bắc Kinh. Liệu đây có phải là lý do chính khiến Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán với Nhật Bản hay không? Điều này còn cần có thời gian kiểm chứng, song có một sự thật chắc chắn rằng khi mà trong cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai bên vẫn không xác định được thời hạn đàm phán thì triển vọng khai thác khí đốt chung sẽ còn rất xa vời.
Theo Reuters ngày 20/8, Ernst & Young (E&Y) cho biết, Trung Quốc đã thay thế Anh trong bảng xếp hạng các điểm đến hấp dẫn nhất đối với các dự án đầu tư vào năng lượng thay thế.
Với những chính sách tích cực về khôi phục năng lượng, Trung Quốc đã vượt Anh trong bảng xếp hạng của công ty kiểm toán lừng danh Ernst & Young, vươn lên vị trí thứ tư.
Chỉ số cổ phiếu của Trung Quốc đã tăng đến hơn 6% hôm nay (20/8) khi có các thông tin rằng chính phủ sẽ can thiệp vào việc củng cổ lại lòng tin của các nhà đầu tư.
Hôm qua (18/8), Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang (Fed) ở Dallas, ông Richard Fisher phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể truyền một tín hiệu rõ ràng về bùng nổ nhu cầu năng lượng toàn cầu, trong đó đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ dầu dài hạn.
Theo tờ "Thông tin Chứng khoán Thượng Hải", sau nhiều năm bị trì hoãn do những lo lắng về hiện tượng bức xạ, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục tiến hành dự án gây tranh cãi về việc mở rộng tuyến đường sắt từ tính trên cao ở thành phố Thượng Hải vào năm 2010.
Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Hôm nay (20/8), nhà điều hành ngoại tệ của Trung Quốc cho biết nước này sẽ cho phép các tập đoàn tài chính tại Bắc Kinh và Thượng Hải áp dụng các dịch vụ trao đổi tiền tệ dành cho cá nhân.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu 14,49 triệu tấn xi măng, trị giá 570 triệu USD, giảm 18,4% về lượng và 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Do những lo lắng từ ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã giảm xuống 5,3%, thị trường chứng khoán (TTCK) Thượng Hải giảm 130 điểm - giảm 15 % sau 7 ngày liên tiếp.
Các ngân hàng Trung Quốc, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ kinh tế trong nước cũng như đã khẳng định được khả năng thích ứng tại châu Âu, đang hướng tới nước Mỹ.