Trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ nỗ lực khai thác dầu. Tổng số vốn đầu tư vào khai thác những mỏ dầu khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ.
Trung Quốc sẽ hoàn thành việc xây dựng 4 mỏ dầu vào cuối năm nay.
Ông Zhang Guobao, một đại diện của Cơ quan Năng lượng Trung Quốc cho biết tiến trình xây dựng 4 mỏ dầu này cho đến nay hết sức suôn sẻ. Tổng sức chứa của 4 khu dự trữ này lên tới 16,4 triệu m3 dầu.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng mỏ dầu chiến lược của mình vào năm 2004 để giảm nguy cơ khan hiếm dầu và ảnh hưởng của biến động giá. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một số trữ lượng dầu trong khoảng 15 năm tới, tổng số vốn đầu tư khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ tương đương 14,6 tỷ USD.
Bốn mỏ dầu đầu tiên có vị trí tại Dalian, Ninh Bao, Trung San, và Qingdao sẽ duy trì trữ dầu chiến lược tương ứng với số dầu nhập khẩu trong 30 ngày vào năm 2010.
Kho trữ dầu ở Ning bao, một thành phố ở tỉnh Zhejiang đã được triển khai cuối năm 2006. Đây là kho trữ dầu lớn nhất trong 4 kho với tổng sức chứa là 5,2 triệu m3.
Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính sách hỗ trợ về tài chính và thuế để phát triển năng lượng thay thế, cụ thể là giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho những nhà máy sản xuất năng lượng từ sức gió.
Ông Zang cũng cho biết công suất của năng lượng gió sẽ vượt quá mức 10 triệu kW cuối năm 2008 so với 4,03 triệu kW năm 2007. Năm ngoái, năng lượng thay thế như năng lượng gió, biomass (năng lượng sinh khối, hay năng lượng từ vật liệu hữu cơ) và thủy năng chiếm khoảng 8,5% tổng sử dụng năng lượng của Trung Quốc. Ước tính con số này sẽ tăng lên thêm 10% vào năm 2010 và 15% năm 2020.
Theo Reuters ngày 20/8, Ernst & Young (E&Y) cho biết, Trung Quốc đã thay thế Anh trong bảng xếp hạng các điểm đến hấp dẫn nhất đối với các dự án đầu tư vào năng lượng thay thế.
Với những chính sách tích cực về khôi phục năng lượng, Trung Quốc đã vượt Anh trong bảng xếp hạng của công ty kiểm toán lừng danh Ernst & Young, vươn lên vị trí thứ tư.
Chỉ số cổ phiếu của Trung Quốc đã tăng đến hơn 6% hôm nay (20/8) khi có các thông tin rằng chính phủ sẽ can thiệp vào việc củng cổ lại lòng tin của các nhà đầu tư.
Hôm qua (18/8), Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang (Fed) ở Dallas, ông Richard Fisher phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể truyền một tín hiệu rõ ràng về bùng nổ nhu cầu năng lượng toàn cầu, trong đó đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ dầu dài hạn.
Theo tờ "Thông tin Chứng khoán Thượng Hải", sau nhiều năm bị trì hoãn do những lo lắng về hiện tượng bức xạ, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục tiến hành dự án gây tranh cãi về việc mở rộng tuyến đường sắt từ tính trên cao ở thành phố Thượng Hải vào năm 2010.
Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Hôm nay (20/8), nhà điều hành ngoại tệ của Trung Quốc cho biết nước này sẽ cho phép các tập đoàn tài chính tại Bắc Kinh và Thượng Hải áp dụng các dịch vụ trao đổi tiền tệ dành cho cá nhân.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu 14,49 triệu tấn xi măng, trị giá 570 triệu USD, giảm 18,4% về lượng và 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Do những lo lắng từ ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã giảm xuống 5,3%, thị trường chứng khoán (TTCK) Thượng Hải giảm 130 điểm - giảm 15 % sau 7 ngày liên tiếp.
Các ngân hàng Trung Quốc, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ kinh tế trong nước cũng như đã khẳng định được khả năng thích ứng tại châu Âu, đang hướng tới nước Mỹ.