Ngày 20/8, chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm mạnh nhờ thông tin Chính phủ nước này có thể sẽ hỗ trợ thị trường.
Chứng khoán châu Á: Sắc xanh phủ khắp thị trường
Chứng khoán châu Á tăng điểm ở gần hết các thị trường sau khi đồng loạt mất điểm phiên trước đó trong khi thị trường Nhật vẫn duy trì sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm thứ Tư.
Phiên giao dịch này, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lên điểm nhưng với biên độ tăng trên 7% thì đó là điều vô cùng bất ngờ, nhân tố nào giúp chỉ số Shanghai Composite có bước tiến mạnh mẽ như vậy?
Ngay từ đầu giờ giao dịch, giới đầu tư ở Trung Quốc đã nhận được thông tin về gói hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản của Chính phủ nước này.
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng JPMorgan Chase tại Trung Quốc, Frank Gong cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đang xem xét gói hỗ trợ trị giá 200 - 400 tỷ Nhân dân tệ và có thể nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay.
“Điều này sẽ bao gồm cả biện pháp cắt giảm thuế, tạo điều kiện tốt hơn cho thị trường vốn trong nước và hỗ trợ thị trường bất động sản” ông Frank Gong nói.
Trước thông tin này, giới phân tích nhận định rằng, trước khi có biện pháp cụ thể và chính thức được công bố, chỉ số Shanghai Composite sẽ dao động ở ngưỡng từ 2.300 đến 2.600 điểm. Được biết, ngưỡng hỗ trợ của chỉ số này là 2.245 điểm - đây là chính là điểm kháng cự của chỉ số này được thiết lập năm 2001.
Những thông tin đó đã được giới đầu tư đón nhận bằng các lệnh mua ồ ạt tung ra trong khi lệnh bán dần ít đi, chỉ số Shanghai Composite đầu giờ giao dịch đã tăng 5,89%, trên bảng điện tử có 935 cổ phiếu tăng giá thì mới có một cổ phiếu giảm giá, cùng đó là 30 mã chứng khoán tăng kịch trần 10%.
Đến phiên giao dịch buổi chiều, sức tăng tiếp tục được duy trì và dần tăng cao hơn vào cuối ngày giao dịch khi cổ phiếu các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bất động sản… tăng điểm mạnh mẽ.
Cụ thể, cổ phiếu của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) tăng 5%, Ngân hàng Công nghiệp tăng 6,48%, cổ phiếu Công ty Chứng khoán CITIC Securities tăng 10%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 178,81 điểm, tương đương 7,63%, đóng cửa ở mức 2.523,28, giảm 60% so với tháng 10/2007.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch này tiếp tục mất điểm do cổ phiếu Toyota và các nhà xuất khẩu lớn khác sụt giảm trong khi cổ phiếu ngân hàng mất điểm do lo ngại về hệ thống tài chính Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 13,36 điểm, tương ứng -0,1%, đóng cửa ở mức 12.851,69, điểm thấp nhất kể từ ngày 18/4.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,18%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên tăng 0,89%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch này tăng 0,83%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc gần như không có biến chuyển so với phiên trước đó.
Theo Reuters ngày 20/8, Ernst & Young (E&Y) cho biết, Trung Quốc đã thay thế Anh trong bảng xếp hạng các điểm đến hấp dẫn nhất đối với các dự án đầu tư vào năng lượng thay thế.
Với những chính sách tích cực về khôi phục năng lượng, Trung Quốc đã vượt Anh trong bảng xếp hạng của công ty kiểm toán lừng danh Ernst & Young, vươn lên vị trí thứ tư.
Chỉ số cổ phiếu của Trung Quốc đã tăng đến hơn 6% hôm nay (20/8) khi có các thông tin rằng chính phủ sẽ can thiệp vào việc củng cổ lại lòng tin của các nhà đầu tư.
Hôm qua (18/8), Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang (Fed) ở Dallas, ông Richard Fisher phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể truyền một tín hiệu rõ ràng về bùng nổ nhu cầu năng lượng toàn cầu, trong đó đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ dầu dài hạn.
Theo tờ "Thông tin Chứng khoán Thượng Hải", sau nhiều năm bị trì hoãn do những lo lắng về hiện tượng bức xạ, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục tiến hành dự án gây tranh cãi về việc mở rộng tuyến đường sắt từ tính trên cao ở thành phố Thượng Hải vào năm 2010.
Theo báo "Nihon Keizai" (Nhật Bản) ngày 19/8, sau hai tháng kể từ khi Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thoả thuận cơ bản về việc cùng khai thác khí đốt tại biển Hoa Đông, tiến trình đàm phán cụ thể về kế hoạch khai thác giữa hai bên vẫn không có tiến triển, chủ yếu do phía Bắc Kinh tiếp tục từ chối các đề xuất của Tôkyô.
Hôm nay (20/8), nhà điều hành ngoại tệ của Trung Quốc cho biết nước này sẽ cho phép các tập đoàn tài chính tại Bắc Kinh và Thượng Hải áp dụng các dịch vụ trao đổi tiền tệ dành cho cá nhân.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu 14,49 triệu tấn xi măng, trị giá 570 triệu USD, giảm 18,4% về lượng và 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Do những lo lắng từ ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã giảm xuống 5,3%, thị trường chứng khoán (TTCK) Thượng Hải giảm 130 điểm - giảm 15 % sau 7 ngày liên tiếp.
Các ngân hàng Trung Quốc, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ kinh tế trong nước cũng như đã khẳng định được khả năng thích ứng tại châu Âu, đang hướng tới nước Mỹ.