Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Chính sách tiền tệ cần nên thận trọng hơn để kiềm chế lạm phát. (Ảnh minh họa) Ảnh: HTD |
Lạm phát khó thấp hơn 8,5%?
Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm nay đã dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế. Theo kịch bản lạm phát ở mức thấp, dự báo mức lạm phát 8,5% thì GDP đạt 6,3% trong năm nay được xem là thành công lớn của Việt Nam. Để đạt được mức lạm phát này, Chính phủ cần thận trọng trong chính sách tiền tệ.
Kịch bản thứ hai là mức lạm phát cao đến 10,5% và tăng trưởng đạt 6,8%-6,9%. Mức tăng trưởng này có thể là tác nhân gây những bất ổn kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), trong năm nay, nếu chỉ tiêu tăng trưởng đạt 6,5% như Quốc hội phê duyệt thì lạm phát khó có thể thấp hơn 8,5%. Do vậy, trong năm nay, chúng ta không thể lơ là việc kiềm chế lạm phát khi kinh tế đã từng bước phục hồi và mặt bằng giá đang nhích lên.
Một trong những cơ sở đưa ra dự báo lạm phát tăng cao trong năm nay, ông Thành phân tích: Đó là tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009, nhất là hỗ trợ lãi suất 4%. Không phủ nhận được những mặt tích cực mà chính sách hỗ trợ lãi suất mang lại nhưng đây chỉ là hỗ trợ ngắn hạn nên vốn dành để phát triển sản xuất rất ít.
Ông Mai Thanh Hải, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận định: “Trong năm 2009, số lao động thất nghiệp lớn hơn rất nhiều so với con số 113.000 người mà báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra”. Ông Hải cho biết thực tế việc nhiều lao động bị sa thải nhưng lại không được thống kê, báo cáo. Hiện khu vực sản xuất rất khó khăn, chắc chắn sắp tới còn khó khăn hơn nữa khi lãi suất vốn vay lên đến 18% như hiện nay. Mức lãi mà đa phần các doanh nghiệp phấn đấu chỉ khiêm tốn mức 5% tổng chi phí kinh doanh mà thôi.
Cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
Để kiềm chế lạm phát, ông Thành cũng nhấn mạnh đến việc không nên thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc mà cần linh hoạt theo diễn biến của thị trường để duy trì thanh khoản cho nền kinh tế. “Đặc biệt là việc duy trì lãi suất huy động xuống thấp sẽ giúp kéo lãi suất cho vay xuống là sai lầm. Bởi lẽ nếu lãi suất huy động thấp hơn mức tự nhiên của thị trường có thể sẽ dẫn đến luồng tiền tiết kiệm bị rút ra khỏi thị trường. Điều nghiêm trọng là hệ thống ngân hàng trở nên khan hiếm vốn, khi đó chắc chắn lãi suất cho vay không thể giảm được” - ông Thành khuyến cáo.
Đồng tình với nhận định trên, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng phải có điều chỉnh về chỉ tiêu tăng trưởng. Chúng ta không thể tiếp tục đầu tư dàn trải, khởi công, động thổ nhiều dự án. Như ngành điện đầu tư 40 MW mà không đưa vào hoạt động đúng kỳ hạn khiến thiếu điện triền miên. Tiến sĩ Đỗ Đức Định, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế-xã hội, cũng cho rằng cần hạn chế các dự án khởi công, động thổ mà không hoàn thành đúng thời hạn. Vì hiệu quả của đồng vốn chứ không phải tăng trưởng bằng bất cứ giá nào.
9,7 tỉ USD đang được găm giữ trong dân và doanh nghiệp Năm 2009, Chính phủ đã vay từ rất nhiều nguồn như kiều hối, các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á… Tuy nhiên, có 9,7 tỉ USD không xuất hiện ở trong tài khoản của ngân hàng. Rõ ràng khoản ngoại tệ đang được người dân và doanh nghiệp dự trữ, găm giữ chứ không được lưu thông trên thị trường. Điều này cho thấy Việt Nam không thiếu ngoại tệ mà thiếu thanh khoản ngoại tệ. (Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH) Lạm phát thấp thì không ai muốn giữ đôla Việc người dân găm giữ đồng đôla phụ thuộc rất lớn vào chỉ số lạm phát tăng bao nhiêu. Nếu như lạm phát thấp thì không ai muốn giữ đồng đôla cả. Còn nếu lạm phát luôn rình rập ở mức cao, đồng Việt Nam có xu thế mất giá thì chắc chắn việc người dân găm giữ đôla là điều khó tránh khỏi. (Tiến sĩ VÕ TRÍ THÀNH, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) |
(Theo Lê Thanh - PL)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com