Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Trong khi nhiều người đang lo lắng về nguy cơ lạm phát tăng, chúng tôi nghĩ rằng khả năng siêu lạm phát ở Mỹ chỉ gần ở mức không.
Năm ngoái, thâm hụt ngân sách liên bang là 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương 10% GDP, mức thâm hụt kỷ lục kể từ sau thời kỳ chiến tranh. Năm nay, con số này có thể sẽ được cải thiện nhưng không đáng kể- vào khoảng 8% GDP.
Trong khi đó, chính quyền Obama dự định rằng với những chính sách riêng của mình - bao gồm tăng thuế đối với người giàu và chấm dứt chiến sự tại Iraq - thâm hụt ngân sách không bao giờ có thể giảm đến 3% GDP.
Theo lý thuyết, với mức thâm hụt quá lớn và triển vọng kiểm soát chi tiêu chưa thể hồi phục ngay lập tức, Chính phủ Mỹ có thể phải áp dụng chính sách tiền tệ mang phong cách Argentina để trả giá cho sự hào phóng trước đó của mình. Thoạt nhìn, điều này không quá cường điệu là mấy. Bội chi ở Hy Lạp đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở đó, và một số nhà phân tích nghĩ rằng Hy Lạp sẽ sáng sủa hơn khi tách khỏi đồng euro cũng như có thể giải quyết được món nợ khổng lồ của mình.
Trong khi nhiều người đang lo lắng về nguy cơ lạm phát tăng, chúng tôi nghĩ rằng khả năng siêu lạm phát ở Mỹ chỉ gần ở mức không.
Hiện tại, các khoản nợ công của Hoa Kỳ là 13 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng 4.5 nghìn tỷ USD là nợ chính phủ chính quốc gia này thông qua quỹ ủy thác khác nhau. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang cũng sở hữu khoảng 800 tỷ USD chứng khoán kho bạc. Trong khi Kho bạc trả tiền lãi cho Fed, Fed lại trả ngay tiền này vào Kho bạc. Kết quả là, gánh nặng nợ nần của chính phủ là khoảng 7.7 nghìn tỷ USD. Trong số này, 600 triệu USD là chứng khoán phòng ngừa lạm phát, còn món nợ cố định ở mức 7.1tỷ Dollar.
Hãy tưởng tượng rằng, tuần tới chính phủ liên bang Mỹ sẽ giống như một Argentina, hay một Zimbabwe. Ngay lập tức, họ sẽ tăng cung tiền mười lần và làm giảm giá trị của đồng đô la. Vì vậy, giá trị thực sự (đã được điều chỉnh bởi lạm phát) của món nợ cố định đối với những người nộp thuế sẽ giảm từ 7.1 nghìn tỷ USD xuống còn $710 tỷ.
65 nghìn tỷ trong chương trình an sinh xã hội và y tế cũng chỉ là chi phí để đảm bảo cho người thụ hưởng hiện tại và tương lai, tương ứng hoặc cao hơn so với doanh thu được tạo ra bởi chương trình đó. Các món nợ này không phải là chứng khoán, không phải là dưới hình thức trái phiếu được giao dịch mà nó giống như những gánh nặng cho người nộp thuế hiện tại và trong tương lai.
Và siêu lạm phát sẽ chẳng làm được gì để giảm các khoản nợ. Lạm phát cao hiện nay đơn giản là sẽ làm tăng chi tiêu ở tương lai theo các chương trình đó. An sinh xã hội đánh giá trực tiếp về mức độ lạm phát và lạm phát cao hơn sẽ làm tăng chi phí y tế. Trong thực tế, khoản trợ cấp là một hình thức nợ được đánh giá bởi lạm phát.
Nói cách khác, lạm phát phi mã sẽ chỉ ảnh hưởng đến đỉnh của tảng băng nợ tại Mỹ. Siêu lạm phát sẽ làm giảm giá trị tiền tiết kiệm, nâng cao tỷ lệ thuế suất trong việc tăng vốn và làm tăng phí bảo hiểm rủi ro. Chi phí vốn sẽ tăng cao và đầu tư sẽ giảm, đặc biệt là cho các dự án dài hạn.
Siêu lạm phát, với một bên là giảm phát, không phải là một bữa ăn trưa miễn phí. Đó là một bài học vô cùng thấm thía trong những năm 1970.
(giavang)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com