Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Trước nguy cơ lạm phát quay trở lại cũng như diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ, Diễn đàn “Áp lực lạm phát và Chính sách tài chính, tiền tệ” vừa được Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức đã mổ xẻ các vấn đề về khả năng, mức độ của lạm phát cũng như nhận diện, phân tích rõ ràng những thách thức, cơ hội đầu tư và các yếu tố khác tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN. DĐDN có cuộc trao đổi cũng TS Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện NCKH Thị trường Giá cả, Bộ Tài chính cũng quanh vấn đề này.
- Là một chuyên gia kinh tế, nhưng ông lại cho rằng hiện giờ chúng ta chưa đủ cơ sở để dự đoán lạm phát cho cả năm 2010, vì sao, thưa ông ?
Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân tạo ra diễn biến CPI trong thời gian qua cũng như tác động của các chính sách vĩ mô.
Cho đến thời điểm hiện nay, chính sách tài khoá tiền tệ của chúng ta cũng chưa xác lập rõ nới lỏng hay thắt chặt. Bên cạnh đó, liên quan đến các yếu tố từ bên ngoài, mặc dù chúng ta có khá nhiều biện pháp để cân bằng cán cân thương mại, kiểm soát nhập siêu nhưng năm nay là năm chúng ta cũng chưa đưa ra giải pháp để giải quyết tốt vấn đề này. Do đó áp lực lạm phát từ thị trường nước ngoài, và việc chúng ta nhập siêu nhiều, cán cân vãng lai thường xuyên thâm hụt, dẫn đến cán cân thanh toán có vấn đề - là yếu tố khó dự đoán lạm phát cho năm 2010.
Ngoài ra, yếu tố mới phát sinh trong đầu năm 2010 là chúng ta thay đổi giá cả nguyên nhiên vật liệu cơ bản dồn dập trong thời gian ngắn đã tác động rất lớn đến thị trường. Ở thị trường Việt Nam, mức độ lạm phát không chỉ thuần tuý ở góc độ tác động bởi chính sách vĩ mô, tài khoá, tiền tệ, đầu tư, thương mại mà còn liên quan rất nhiều đến chỉ số giá cả.
Vì vậy, trước câu chuyện lạm phát khó có thể kiểm soát, trọng tâm năm 2010 của chúng ta cần đặt kiểm soát lạm phát lên hàng đầu, và có thể giảm áp lực lạm phát năm 2010.
- Nhiều ý kiến cho rằng, giá cả chúng ta tăng trong tháng 3 là do năm 2009 nhuận chứ không phải là bất thường ?
Nếu chỉ số giá của 2 tháng đầu năm 2010 tăng hoàn toàn bình thường và có vẻ quay trở lại quy luật, thì câu chuyện chỉ số giá cả tháng 3 lên tới 0,75% là câu chuyện ngoài quy luật.
Tôi dẫn chứng từ năm 1995 đến nay, nếu chúng ta ngoại trừ năm 2008 là năm mà tháng 3 có chỉ số giá tăng tới 2,99%, thì chỉ có 2 năm chỉ số giá tăng cao vào tháng 3 tương tự như năm 2010 này là năm 1996 và 2004. Tuy nhiên, đến cuối năm kịch bản của 1996 và 2004 rất khác nhau. Năm 1996, cả năm tốc độ lạm phát có 4%, trong khi năm 2004 cũng với mức 0,8% của tháng 3 thì cả năm tăng tới 9,5%.
Do đó tôi cho rằng chỉ số giá cả tháng 3 là mức tăng dự kiến vượt ngoài quy luật, mà nguyên nhân xuất phát từ việc điều hành thay đổi một số giá nguyên nhiên vật liệu cơ bản một cách tương đối dồn dập vào cuối tháng 2/2010 và bắt đầu áp dụng từ 1/3. Theo đó giá cả nhiều mặt hàng tác động vào chỉ số tăng giá cả tháng 3 – là một tháng mà chỉ số giá cả rất nhạy cảm, mà thông thường có xu thế, nếu được là chúng ta phải quay trở lại quy luật vì nó chi phối chỉ số giá cả cho cả năm. Đây là điều chúng ta đáng phải quan tâm, từ đó rút ra kinh nghiệm trong điều hành thời gian sắp tới.
- Nhưng nhiều mặt hàng tăng giá kiểu “tát nước theo mưa” ?
Thị trường gồm rất nhiều loại hàng hoá khác nhau, thông thường mỗi hàng hoá dịch vụ giá cả vận động dựa trên quy luật mà nó đã hình thành trên thị trường. Có những loại thị trường đã hoàn hảo, có nhiều người mua, có những thị trường thì ngược lại, nhiều người bán, ít người mua... Do đó, khi chúng ta thay đổi giá nguyên nhiên vật liệu cơ bản thì thông thường tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó yếu tố giá chỉ là một bộ phận. Do đó có thể nhóm hàng hoá nào đó tăng hơn rất nhiều so với mức tăng của những nguyên nhiên vật liệu cơ bản cũng là chuyện bình thường. Điều chúng ta cần quan tâm là để điều chỉnh giá hàng hoá như vậy, chúng ta phải hiểu, và nắm rõ đặc điểm vận động của từng thị trường hàng hoá dịch vụ riêng biệt, theo đó có những biện pháp phù hợp, và đặc biệt những biện pháp này cũng phải dựa trên sự vận động các quy luật thị trường, và sử dụng các công cụ thị trường sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chúng ta áp dụng các biện pháp hành chính.
Thị trường đầu tiên gồm có cung, cầu, và giá cả là yếu tố cuối cùng biểu hiện trên thị trường. Như vậy để can thiệp trên thị trường, người ta có thể can thiệp vào cung, hoặc vào cầu. Trong nền kinh tế thị trường, mặt bằng giá cả tăng đột biến có thể do mất cân đối cung cầu, hoặc liên quan đến vấn đề lạm phát, tức là tiền tệ bơm ra quá mức so với mức sản xuất, tuỳ thuộc vào từng thị trường. Ví dụ, đối với mặt hàng gạo của Việt Nam, khi vào mùa thì lượng gạo trên thị trường rất nhiều, cung rất lớn, dẫn đến kéo giá xuống. Nếu Chính phủ muốn giá không giảm quá cho nông dân đỡ thiệt, thì Chính phủ có thể tăng tích trữ để hạn chế cung. Còn nếu cầu về gạo tăng vọt so với cung, thông thường giá cả sẽ tăng, (ví dụ ở Việt Nam 39% là do gạo và lương thực thực phẩm quyết định). Chính phủ muốn giá đừng tăng như vậy thì đơn giản là phải hạn chế cầu. Tất nhiên là không thể cấm người dân chỉ được ăn bao nhiêu cân gạo/ngày mà có thể điều tiết bằng việc ngừng xuất khẩu. Tuy nhiên, với mỗi mặt hàng thì khác nhau thì cần có cách ừng xử khác nhau. Chẳng hạn như gạo thì xuất được, còn có những mặt hàng không xuất được thì cần có cách ứng xử khác.
- Liệu chúng ta có nên thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát như nhiều khuyến nghị của các tổ chức, ngân hàng quốc tế ? Theo ông, trong các giải pháp mà Chính phủ đưa ra để kiềm chế lạm phát ở mức một con số và đảm bảo GDP tăng trưởng 6,5%thì chúng ta nên ưu tiên cho giải pháp nào ?
Việc thắt chặt tiền tệ là giải pháp thường được sử dụng khi muốn kéo giảm lạm phát và ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, theo tôi việc áp dụng cũng phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy mục tiêu của chính sách kinh tế của từng quốc gia. Theo tôi, chúng ta không nên thắt chặt tiền tệ mà nên có chính sách linh hoạt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, ưu tiên vốn các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chính sách tiền tệ không nới lỏng mà cũng không thắt chặt, nên linh động để vừa kiểm soát lạm phát vừa đảm bảo kinh tế tăng trưởng phù hợp. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất cơ bản chưa cần thiết trong giai đoạn này.
- Lãi suất cho vay hiện nay vẫn cao so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo ông lãi suất nên giảm xuống bao nhiêu mới thích hợp ?
Để GDP tăng trưởng được 6,5% và mức lạm phát nằm khoảng 10% là chấp nhận được và xem như chúng ta đã thành công. Trước đây lãi suất ở dạng ẩn, không phản ánh trung thực lãi suất đầu vào lẫn đầu ra. Còn nay nhờ có cơ chế lãi suất thỏa thuận nên các ngân hàng đã hạch toán đầy đủ. Vì vậy, giai đoạn này lãi suất huy động dao động quanh 11% - 12%/năm và lãi suất cho vay ở mức 14% - 15%/năm là hợp lý. Còn từ nay đến cuối năm NHNN và các ngân hàng thương mại phải quyết tâm đeo đuổi chính sách lãi suất thấp dần, lãi suất đầu vào nên từ 9% - 10%/năm và lãi suất đầu ra nên ở khoảng 12% - 13%/năm. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần chấp nhận mặt bằng lãi suất hiện tại và kiên nhẫn. Cần có thời gian để Chính phủ kiểm soát được lạm phát xuống khoảng 8% - 9%, khi đó mặt bằng lãi suất mới và phù hợp hơn sẽ hình thành. Quan trọng nữa là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát nhập siêu, có giải pháp cụ thể hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ và chưa cần thiết, hỗ trợ những ngành sản xuất nguyên vật liệu cơ bản và sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần có biện pháp để ổn định tỷ giá, vì tỷ giá biến động sẽ gây lạm phát.
Thời gian này cung cầu ngoại tệ khá ổn định, doanh nghiệp có xu hướng bán USD vì lãi suất USD thấp trong lúc lãi suất VND cao, giá USD sẽ không giảm sâu. Do vậy, NHNN nên mua USD để tăng dự trữ ngoại hối và chủ động được việc can thiệp bình ổn tỷ giá.
- Vậy theo ông, việc một số NHTM nâng lãi suất huy động, đặc biệt khi cơ chế lãi suất thoả thuận áp dụng với cả với khoản vay ngắn hạn thì sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường như thế nào ?
Chính phủ đang chủ trương hạ lãi suất cho vay xuống để DN có thể tiếp cận được. Và vấn đề quan trọng là thanh khoản của hệ thống ngân hàng, hay khả năng đáp ứng tín dụng của ngân hàng không phải là khó khăn tại thời điểm hiện nay, cho nên nhân tố để đẩy lãi suất lên để hút tiền về là điều bình thường.
Thêm nữa là quy luật cung cầu, với mức lãi suất 16 – 18% DN “lắc” hết, khi đó NH không cho ai vay được, buộc lãi suất phải kéo xuống. Và khi lãi suất kéo xuống xảy ra hai tình trạng. Một là những NH có tiền thì sẽ cho vay, vì sợ lãi suất có thể xuống nữa, vì hợp đồng tín dụng bao giờ cũng có kỳ hạn.
Thứ 2 là những NH ít tiền thì tìm cách huy động để đủ nguồn lực cho vay, đáp ứng nhu cầu. Do đó việc một số NH điều chỉnh lãi suất huy động lên, là để đáp ứng từ sự phân tích tình hình hiện tại và sắp tới của NH để đáp ứng nhu cầu về tín dụng. Điều Chính phủ quan tâm bây giờ là áp dụng các biện pháp để kéo lãi suất cho vay phù hợp với khả năng của các DN, còn ở mức bao nhiêu là câu chuyện của thị trường, chứ NHNN, hay Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi cũng không được bởi điều đó đi ngược quy luật thị trường.
- Nhưng có mâu thuẫn không khi ngân hàng phải huy động cao mà lại cho vay “vừa” với khả năng của DN ?
Không hề mâu thuẫn, NH không phải không tính toán, không ai đi huy động 14% mà cho vay 15%, NHTM nâng lãi suất là bài toán của các NHTM. Và chính các NHTM khi nâng lãi suất huy động thì họ thừa hiểu lãi suất cho vay ở mức nào là hợp lý. Nếu chúng ta để trần lãi suất huy động 10,5% trong khi cho vay 18% thì chẳng ở đâu NH lại “ăn dày” như thế. Đó là điều vô lý.
- Xin cảm ơn ông !
(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com