Một góc khu cảng cá Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN).
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Mục tiêu của quy hoạch là hoàn chỉnh hệ thống cảng cá, bến cá ven biển, đảo, các cửa sông, cửa lạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có năng lực khai thác lớn, đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời, các bến cá nhân dân sẽ từng bước được nâng cấp và củng cố, tạo điều kiện cho cộng đồng ngư dân đánh bắt nghề thủ công ven bờ cải thiện điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn và đáp ứng một phần nhu cầu dịch vụ hậu cần, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội và vệ sinh môi trường cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển và hải đảo.
Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2020 sẽ có 211 cảng cá, bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng, bến là 2.360.000 tấn/năm.
Trong đó, tuyến bờ 178 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 2.145.000 tấn/năm; tuyến đảo có 33 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản là 215.000 tấn/năm.
Trong giai đoạn 2009-2012, quy hoạch ưu tiên đầu tư xây dựng các cảng cá loại I, các dự án đang đầu tư dở dang, có tính cấp thiết và các cảng cá có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng.
Giai đoạn sau 2012, sẽ căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu phát triển, một số cảng cá có vị trí phù hợp sẽ được bổ sung và nâng cấp thành cảng cá quốc tế.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án cảng cá, bến cá đến năm 2020 là 8.000 tỷ đồng, phân kỳ thành 3 giai đoạn. Giai đoạn từ 2009-2012, với số vốn 2.303 tỷ đồng, các đơn vị sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các cảng cá loại I, các dự án ưu tiên và một số dự án cảng cá loại II đang đầu tư xây dựng dở dang và các cảng cả có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng.
Giai đoạn 2013-2015, các công trình cảng cá, bến cá trọng điểm theo quy hoạch trong cả nước sẽ được đầu tư với số vốn 3.926 tỷ đồng.
Từ 2016-2020, các công trình còn lại sẽ được đầu tư với số vốn 1.771 tỷ đồng.
Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch sẽ được huy động từ nhiều nguồn như Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài./.
Dự báo nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt đến năm 2020 là 48.000 hành khách mỗi ngày, thì cần thiết phải có tuyến đường sắt cao tốc. Để đưa tuyến đường sắt cao tốc đi vào khai thác năm 2020, thời gian bắt đầu thiết kế xây dựng dự án phải được tiến hành muộn nhất vào năm 2012.
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện trong nhiều năm qua đã góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện dần mức sống, gián tiếp hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát huy hiệu quả của chính sách, Bộ Tài chính đang chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện từ năm 2011 đến hết năm 2020.
Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện với mục tiêu trong vòng 10 năm tới phải đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bộc lộ nhiều điểm yếu trầm trọng, đây là đề án mang nhiều kỳ vọng lớn lao.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Trong định hướng phát triển 2010-2020, Ðác Lắc lựa chọn phương pháp tiếp cận kinh tế xanh để phát huy sức mạnh nền nông nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh tự nhiên và đặc sản cà-phê truyền thống. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh ở quy mô vùng và tiểu vùng. Công nghiệp chế biến, cơ khí tăng cường năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngày 31-3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo các kết quả nghiên cứu lần thứ nhất "Các phát hiện, khuyến nghị đóng góp cho xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020".
Với dân số ước đạt khoảng 100 triệu người vào năm 2020, trong đó có tới 60% dân số ở độ tuổi lao động Việt Nam có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên con đường phát triển bền vững, Việt Nam đang gặp phải các thách thức chủ yếu là: Cơ sở hạ tầng kém; thiếu năng lượng; ;thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; tình trạng nhập siêu gia tăng; khu vực tài chính yếu;...
Việt Nam sẽ xây dựng 4 cảng cá trên quần đảo Trường Sa từ nay tới năm 2020, bao gồm cảng cá kết hợp khu trú bão trên đảo Đá Tây, cảng cá đảo Trường Sa, cảng cá đảo Song Tử Tây và cảng cá đảo Nam Yết với tổng lưu lượng thủy sản qua 4 cảng này là 22.000 tấn thủy sản/năm.
Công nghệ vũ trụ (CNVT) là lĩnh vực công nghệ cao đặc biệt nhằm khám phá và sử dụng khoảng không vũ trụ, thiết thực phục vụ lợi ích của con người. Chúng ta đã xây dựng "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020". Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đã được Chính phủ xác định là Dự án trọng điểm. Tuy nhiên để trở thành hiện thực còn phải giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập.
Theo lộ trình từ nay đến năm 2020, ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chi 765 tỷ đồng cho sáu dự án ưu tiên nhằm xây dựng các thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.
Sở NN&PTNT Hà Nội đang trình UBND thành phố dự thảo đề án xây dựng nông thôn mới Hà Nội giai đoạn 2010-2020. Theo đề án, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới của thành phố sẽ là hơn 49.700 tỷ đồng, bình quân mỗi xã là 124,18 tỷ đồng (chưa tính vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của nhân dân và các doanh nghiệp).
Sáng 3-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành trong cả nước nhằm triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 – 11 - 2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Viện Khoa học lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng Đề án An sinh xã hội giai đoạn 2011- 2020 để trình Chính phủ. Đề án sau khi hoàn thiện và đi vào thực hiện, những lao động nghèo, lao động yếu thế và những lao động không có việc làm ổn định... sẽ có cơ hội thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội.
Quá tải hạ tầng giao thông và ngập nước đang được coi là 2 thách thức lớn, gây nhiều cản trở đối với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh. Trong cuộc họp với Thường trực Chính phủ (ngày 15/3), lãnh đạo TP đặt mục tiêu tới giai đoạn 2015-2020 sẽ cơ bản giải quyết 2 vấn đề nói trên với những nhóm giải pháp đồng bộ.