Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Ngày 31-3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo các kết quả nghiên cứu lần thứ nhất "Các phát hiện, khuyến nghị đóng góp cho xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020".
Kiểm điểm các kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua dưới tác động của quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần phải giúp nhận diện sâu sắc hơn không chỉ các điểm yếu hay mạnh cụ thể của nền kinh tế Việt Nam mà quan trọng hơn là xác định rõ tính hợp lý của mô hình tăng trưởng đã từng được đánh giá cao trong giai đoạn vừa qua. Đây là cơ sở quan trọng để xác định các yếu tố cần thiết cấu thành mô hình tăng trưởng kinh tế trong những điều kiện và bối cảnh quốc tế mới.
Phân tích sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, các báo cáo chỉ ra chính sách phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài, tỷ trọng đóng góp của các thành phần này ngày càng cao, mặc dù doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 35% GDP). Trong khi sử dụng một khối lượng vốn, tài sản lớn của Nhà nước, tỷ lệ tín dụng cao, tốc độ tăng trưởng của khu vực Nhà nước là thấp nhất (10,9%), khu vực FDI đứng vị trí thứ hai (18,7%), tăng trưởng cao nhất là khu vực tư nhân (43,8%).
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (ảnh) đánh giá, những vấn đề trầm trọng nhất trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam là kết cấu hạ tầng yếu kém, khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính hạn chế và lực lượng lao động trình độ thấp. Ông nhấn mạnh, Việt Nam đang gặp phải một số hạn chế về năng lực cạnh tranh, đó là năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Vì vậy, tôi nhận thấy, với điều kiện toàn cầu hóa, chiến lược phát triển là cần nâng cao khả năng cạnh tranh trong cả thị trường nhập khẩu và xuất khẩu. Đây là kinh nghiệm cần học từ mô hình của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... |
Kinh nghiệm của các nước mà Việt Nam có thể học được để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, cần phải khuyến khích tăng giá trị gia tăng trong ngành chế tác, đẩy mạnh xuất khẩu và đa dạng hóa xuất khẩu, phát triển các hoạt động nông-công nghiệp, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước nhằm thúc đẩy năng suất và hiệu quả...
An ninh lương thực quốc gia được bảo đảm, sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 2,9%/năm trong giai đoạn 2001-2009. Giá trị xuất khẩu nông sản tăng xấp xỉ 2,4 lần, nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn, đứng hàng đầu thế giới: Xuất khẩu gạo, cà phê của Việt Nam xếp thứ 2, hạt tiêu, hạt điều xếp thứ 1, chè xếp thứ 5, thủy sản xếp thứ 10 thế giới, cao su xếp thứ 1 Đông Nam Á. |
Ông John Hendra, Đại diện Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Chiến lược này sẽ giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình với phát triển con người ở mức cao. Để thực hiện sẽ có nhiều thách thức và khó khăn, đòi hỏi Việt Nam cần mở rộng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp...
Việt Nam có lao động nông nghiệp chiếm hơn 50% trong lực lượng lao động. Do vậy, phát triển nông nghiệp là mục tiêu quan trọng được ưu tiên hàng đầu trong định hướng Chiến lược phát triển của Việt Nam trước đây và trong 10 năm tới. Đó là phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Các nghiên cứu cũng cho thấy, Việt Nam phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng tăng năng suất nông nghiệp, là nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển. Nếu năng suất nông nghiệp không tăng thì tiềm năng tăng trưởng kinh tế bền vững của nền kinh tế bị hạn chế.
TS Nguyễn Bá Ân, Phó Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, làm thế nào để phát huy được lợi thế để nông nghiệp Việt Nam có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Ông Bá Ân cho rằng, trước hết, cần giải quyết được những cơ chế khuyến khích theo kinh tế thị trường, giảm chi phí trong chuỗi cung ứng đối với sản phẩm nông nghiệp. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển gia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện từng vùng.
TS Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 phải là chiến lược đổi mới có giá trị, thu hút được trí tuệ nhiều người, sự tham vấn của các chuyên gia trong nước và quốc tế giúp ích nhiều cho việc xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả. UNDP hỗ trợ 2 triệu USD để giúp Viện Chiến lược phát triển nghiên cứu, tiếp cận các kinh nghiệm quốc tế trong việc triển khai.
(Theo TRÀ MY // Báo Nhân dân)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com