Đường sắt cao tốc Bắc – Nam đi vào hoạt động sẽ giảm thời gian đi lại giữa hai trung tâm kinh tế-văn hoá hai đầu Bắc - Nam
Dự báo nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt đến năm 2020 là 48.000 hành khách mỗi ngày, thì cần thiết phải có tuyến đường sắt cao tốc. Để đưa tuyến đường sắt cao tốc đi vào khai thác năm 2020, thời gian bắt đầu thiết kế xây dựng dự án phải được tiến hành muộn nhất vào năm 2012.
Đây là những nội dung quan trọng vừa được Liên danh Tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) đề cập tới trong báo cáo đầu tư mới nhất. Cho đến thời điểm này, nhiều khâu quan trọng của dự án đã được thực hiện. Chính phủ cũng đã thống nhất áp dụng công nghệ Shinkansen của Nhật Bản cho dự án. Tổng công ty ĐSVN đã ký hợp đồng nghiên cứu đầu tư liên doanh giữa VN và 3 đối tác Nhật Bản. Chính phủ cũng đã bố trí ngân sách cho việc lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đặc biệt này. Phía tư vấn cũng đã hoàn thành các báo cáo đầu kỳ, báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ cũng đang được hoàn thiện để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới.
Được biết tổng kinh phí xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này rất lớn, nên sẽ được áp dụng theo hình thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng (70%) sẽ do Nhà nước đảm nhận, vốn đầu tư mua sắm phương tiện (30%) sẽ do Tổng công ty ĐSVN đảm nhận.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư gần 56 tỷ USD, thời gian tàu chạy từ Hà Nội - TP HCM chỉ mất 5 giờ 30 phút với khoảng 53 đôi tàu chạy mỗi ngày. Đường sắt cao tốc Bắc-Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 350km/h; trong đó hướng tuyến được ưu tiên triển khai trước là Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Nha Trang. Trên toàn tuyến có 27 ga, trong đó 2 ga đầu cuối là ga Hà Nội và Hòa Hưng. Dự kiến, đến năm 2020 đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ khai thác đoạn Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác đoạn Vinh-Đà Nẵng và năm 2035 sẽ đưa vào khai thác đoạn Hà Nội-TPHCM.
Chủ đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tư vấn lập báo cáo đầu tư dự án: Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải (TRICC-JSC là đại diện liên danh), Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Hiệp hội Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS), Công ty TNHH Nippon Koie (NK).
Tư vấn thẩm tra báo cáo đầu tư dự án: Liên danh Tư vấn Nhật Bản - Việt Nam (TONICHI-RCIC) gồm: Công ty Tư vấn công trình TONICHI (Nhật Bản) và Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt (RCIC).
Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.066.792 tỷ đồng (tương đương 55.853 triệu USD).
Dự báo nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt đến năm 2020 là 48.000 hành khách mỗi ngày, thì cần thiết phải có tuyến đường sắt cao tốc. Để đưa tuyến đường sắt cao tốc đi vào khai thác năm 2020, thời gian bắt đầu thiết kế xây dựng dự án phải được tiến hành muộn nhất vào năm 2012.
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện trong nhiều năm qua đã góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện dần mức sống, gián tiếp hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát huy hiệu quả của chính sách, Bộ Tài chính đang chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thực hiện từ năm 2011 đến hết năm 2020.
Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện với mục tiêu trong vòng 10 năm tới phải đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bộc lộ nhiều điểm yếu trầm trọng, đây là đề án mang nhiều kỳ vọng lớn lao.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Trong định hướng phát triển 2010-2020, Ðác Lắc lựa chọn phương pháp tiếp cận kinh tế xanh để phát huy sức mạnh nền nông nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh tự nhiên và đặc sản cà-phê truyền thống. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh ở quy mô vùng và tiểu vùng. Công nghiệp chế biến, cơ khí tăng cường năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngày 31-3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo các kết quả nghiên cứu lần thứ nhất "Các phát hiện, khuyến nghị đóng góp cho xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020".
Với dân số ước đạt khoảng 100 triệu người vào năm 2020, trong đó có tới 60% dân số ở độ tuổi lao động Việt Nam có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên con đường phát triển bền vững, Việt Nam đang gặp phải các thách thức chủ yếu là: Cơ sở hạ tầng kém; thiếu năng lượng; ;thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; tình trạng nhập siêu gia tăng; khu vực tài chính yếu;...
Việt Nam sẽ xây dựng 4 cảng cá trên quần đảo Trường Sa từ nay tới năm 2020, bao gồm cảng cá kết hợp khu trú bão trên đảo Đá Tây, cảng cá đảo Trường Sa, cảng cá đảo Song Tử Tây và cảng cá đảo Nam Yết với tổng lưu lượng thủy sản qua 4 cảng này là 22.000 tấn thủy sản/năm.
Công nghệ vũ trụ (CNVT) là lĩnh vực công nghệ cao đặc biệt nhằm khám phá và sử dụng khoảng không vũ trụ, thiết thực phục vụ lợi ích của con người. Chúng ta đã xây dựng "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020". Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đã được Chính phủ xác định là Dự án trọng điểm. Tuy nhiên để trở thành hiện thực còn phải giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập.
Theo lộ trình từ nay đến năm 2020, ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chi 765 tỷ đồng cho sáu dự án ưu tiên nhằm xây dựng các thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.
Sở NN&PTNT Hà Nội đang trình UBND thành phố dự thảo đề án xây dựng nông thôn mới Hà Nội giai đoạn 2010-2020. Theo đề án, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới của thành phố sẽ là hơn 49.700 tỷ đồng, bình quân mỗi xã là 124,18 tỷ đồng (chưa tính vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của nhân dân và các doanh nghiệp).
Sáng 3-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành trong cả nước nhằm triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 – 11 - 2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Viện Khoa học lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng Đề án An sinh xã hội giai đoạn 2011- 2020 để trình Chính phủ. Đề án sau khi hoàn thiện và đi vào thực hiện, những lao động nghèo, lao động yếu thế và những lao động không có việc làm ổn định... sẽ có cơ hội thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội.
Quá tải hạ tầng giao thông và ngập nước đang được coi là 2 thách thức lớn, gây nhiều cản trở đối với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh. Trong cuộc họp với Thường trực Chính phủ (ngày 15/3), lãnh đạo TP đặt mục tiêu tới giai đoạn 2015-2020 sẽ cơ bản giải quyết 2 vấn đề nói trên với những nhóm giải pháp đồng bộ.