9 nhóm hàng nông sản gồm: lúa gạo; rau, đậu các loại; cà phê; cao su; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao được Bộ NN-PTNT đưa vào “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.
Bản đề án của chiến lược này nhận định các nhóm ngành hàng này có lợi thế cạnh tranh và có thị trường xuất khẩu ổn định, từ đó xác định hướng phát triển đến năm 2020.
Về lúa gạo, sẽ tập trung phát huy lợi thế về trồng lúa ở các vùng đồng bằng, nhất là ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng theo hướng nâng cao năng suất chất lượng bằng việc sử dụng các giống mới năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bộ cho biết sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là “ba giảm ba tăng” nhằm giảm giá thành sản xuất lúa, đồng thời mở rộng chương trình lúa lai để đạt mức sản lượng lúa vào năm 2010 là 36,5 triệu tấn, năm 2015 là 38 triệu tấn và năm 2020 là 39,8 triệu tấn.
Đối với vùng trung du miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, sẽ đầu tư thủy lợi nhỏ gắn với xây dựng ruộng bậc thang, tăng cường khuyến nông và hỗ trợ nông dân sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ.
Về cà phê, đề án xác định mục tiêu ổn định diện tích cà phê khoảng 500.000 héc ta, trong đó có 40.000 héc ta cà phê chè ở các vùng có điều kiện phù hợp như Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Năng suất trung bình cà phê ước đạt 976.000 tấn vào năm 2010 và 1,1 triệu tấn năm 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề ra định hướng phát triển trồng trọt các vùng.
Nhóm nông sản chủ lực của vùng Đông Bắc là chè, lúa gạo, ngô, khoai, cam quít, vải, nhãn, quế, hồi….
Vùng Tây Bắc là ngô, đậu tương, chè, cây ăn quả ôn đới, nhãn, cà phê chè, lúa đặc sản...
Đồng bằng sông Hồng là cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm với diện tích lúa khoảng 550.000 héc ta.
ĐBSCL là lúa gạo, rau các loại, mía, dừa, cây ăn quả với trọng tâm phát triển vùng lúa chất lượng cao khoảng 1 triệu héc ta phục vụ xuất khẩu.
Bình Định có lợi thế cảng biển tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia thông qua Quốc lộ 19 và 14. Năm 2008 khả năng sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt trên 4 triệu tấn.
Theo Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư xây dựng thành cảng hàng không và sân bay quân sự, với tổng số vốn hơn 16.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển thêm khoảng 30.000 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên hơn 50.000 ha.
Bản đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, sẽ có 15 khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển; trong đó, có 13 khu được yêu cầu phát triển nhanh.
9 nhóm hàng nông sản gồm: lúa gạo; rau, đậu các loại; cà phê; cao su; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao được Bộ NN-PTNT đưa vào “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.
Ngày 26/8/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, theo đó tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như xi măng; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh; kính xây dựng; vật liệu xây, lợp; đá, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện; đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Ngày 18/8/2008 Bộ Công Thương ra Quyết định 28/2008/QĐ-BCT Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020
Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Kim Phong cho biết: Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè và ngành chè đang hướng tới doanh số 1 tỷ USD vào năm 2020.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm nay (9/7), theo đó, sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất thành phố cho kết cấu hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 287.800 tỷ đồng.