Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển thêm khoảng 30.000 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên hơn 50.000 ha.
Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 23.000 ha cao su, năng suất bình quân đạt 14,7tấn/ha với tổng sản lượng đạt gần 27.000 tấn. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ nâng diện tích cao su lên hơn 40.000 ha, trong đó diện tích trồng mới khoảng 20.000 ha.
Từ năm 2010 – 2020 tỉnh sẽ mở rộng thêm khoảng 10.000 ha, đưa tổng diện tích cao su toàn tỉnh đạt trên 50.000 ha. Phương thức mở rộng diện tích cao su chủ yếu là do các doanh nghiệp đầu tư và phát triển cao su tiểu điền.
Song song với việc mở rộng diện tích cao su, tỉnh sẽ chú trọng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm; đồng thời thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo dự báo, đến năm 2020 kinh ngạch xuất khẩu cao su của Đắk lắk sẽ đạt trên 60 triệu USD.
Bình Định có lợi thế cảng biển tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia thông qua Quốc lộ 19 và 14. Năm 2008 khả năng sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt trên 4 triệu tấn.
Theo Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư xây dựng thành cảng hàng không và sân bay quân sự, với tổng số vốn hơn 16.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển thêm khoảng 30.000 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên hơn 50.000 ha.
Bản đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, sẽ có 15 khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển; trong đó, có 13 khu được yêu cầu phát triển nhanh.
9 nhóm hàng nông sản gồm: lúa gạo; rau, đậu các loại; cà phê; cao su; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao được Bộ NN-PTNT đưa vào “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.
Ngày 26/8/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, theo đó tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như xi măng; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh; kính xây dựng; vật liệu xây, lợp; đá, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện; đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Ngày 18/8/2008 Bộ Công Thương ra Quyết định 28/2008/QĐ-BCT Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020
Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Kim Phong cho biết: Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè và ngành chè đang hướng tới doanh số 1 tỷ USD vào năm 2020.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm nay (9/7), theo đó, sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất thành phố cho kết cấu hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 287.800 tỷ đồng.