Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Kim Phong cho biết: Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè và ngành chè đang hướng tới doanh số 1 tỷ USD vào năm 2020.
Cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Ngoài ra, cây chè còn giúp phủ xanh đất trồng đồi trọc và bảo vệ môi trường. Hiện có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng, chề biến và kinh doanh chè.
Ngoài phục vụ cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm chè Việt Nam còn có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu CheViet đã được đăng ký và bảo hộ tại 73 thị trường quốc tế.
Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 45.501 tấn chè các loại, đạt trị giá 60.969.348 USD. Những thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là: Tiểu vương quốc Arập TN; Liên Bang Nga; Ucraina; Trung Quốc...
Hiệp hội Chè Việt Nam đang nỗ lực phát triển ngành chè với một chiến lược bền vững bao gồm việc hiện đại hóa công nghiệp chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng, làm tăng hàm lượng tri thức công nghệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bình Định có lợi thế cảng biển tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia thông qua Quốc lộ 19 và 14. Năm 2008 khả năng sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt trên 4 triệu tấn.
Theo Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư xây dựng thành cảng hàng không và sân bay quân sự, với tổng số vốn hơn 16.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển thêm khoảng 30.000 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên hơn 50.000 ha.
Bản đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, sẽ có 15 khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển; trong đó, có 13 khu được yêu cầu phát triển nhanh.
9 nhóm hàng nông sản gồm: lúa gạo; rau, đậu các loại; cà phê; cao su; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao được Bộ NN-PTNT đưa vào “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.
Ngày 26/8/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, theo đó tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như xi măng; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh; kính xây dựng; vật liệu xây, lợp; đá, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện; đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Ngày 18/8/2008 Bộ Công Thương ra Quyết định 28/2008/QĐ-BCT Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020
Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Kim Phong cho biết: Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè và ngành chè đang hướng tới doanh số 1 tỷ USD vào năm 2020.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm nay (9/7), theo đó, sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất thành phố cho kết cấu hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 287.800 tỷ đồng.