Ngày 18/8/2008 Bộ Công Thương ra Quyết định 28/2008/QĐ-BCT Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020
Dự báo nhu cầu quặng apatít
Nhu cầu quặng apatít cho sản xuất phân supe đơn, phân lân nung chảy, phân bón DAP, cho sản xuất phốt pho vàng,... v.v. dự báo như sau:
STT
Chủng loại
ĐVT
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Năm 2025
1
Quặng loại I
1.000 tấn
500
550
600
650
2
Quặng loại II
nt
860
1.120
1.650
1.650
3
Quặng tuyển
nt
1.120
1.620
2.020
2.020
Tổng số
nt
2.480
3.290
4.270
4.320
Quy hoạch thăm dò
Trữ lượng quặng apatit đã được thăm dò và xác định trữ lượng là 778 triệu tấn, trong đó quặng loại I là 31 triệu tấn, quặng loại II là 234 triệu tấn, quặng loại III là 222 triệu tấn và quặng loại IV là 291 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò và dự báo khoảng 2,45 tỷ tấn.
1. Khu vực thăm dò
Các khu vực dự kiến tập trung thăm dò địa chất trong giai đoạn Quy hoạch bao gồm:
- Khu Tam Đỉnh - Làng Phúng;
- Khu Phú Nhuận;
- Quặng II Khu trung tâm;
- Vùng quặng Bát Xát - Lũng Pô;
- Vùng Bảo Hà - Trái Hút;
- Khu Bắc Nhạc Sơn từ khai trường 25 đến khai trường 29.
2. Khối lượng và nhiệm vụ thăm dò
- Thăm dò khu Tam Đỉnh - Làng Phúng: Nâng mức thăm dò sơ bộ lên thăm dò tỷ mỷ, khối lượng quặng loại I: 6,5 triệu tấn, quặng loại III: 24,8 triệu tấn có kết hợp thăm dò quặng loại II và quặng loại IV;
- Thăm dò khu Phú Nhuận: Khối lượng quặng loại I khoảng 1 triệu tấn, quặng loại III khoảng 10 triệu tấn, có kết hợp thăm dò quặng loại II và quặng loại IV;
- Thăm dò quặng loại II khu trung tâm, trữ lượng 100 triệu tấn và kết hợp thăm dò quặng loại IV vây quanh;
- Thăm dò vùng quặng Bát Xát - Lũng Pô trên cơ sở kết quả tìm kiếm sơ bộ ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000;
- Khảo sát, thăm dò vùng Bảo Hà - Trái Hút;
- Thăm dò nâng cấp khu Bắc Nhạc Sơn từ khai trường 25 đến 29. Khối lượng quặng loại I khoảng 10 triệu tấn và 20 triệu tấn quặng loại III, có kết hợp thăm dò quặng loại II và quặng loại IV.
3. Tiến độ và vốn thăm dò
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò trong giai đoạn Quy hoạch khoảng 213 tỷ đồng. Chi tiết tiến độ thăm dò và vốn thăm dò nêu tại Phụ lục 2.
Quy hoạch khai thác quặng apatít Lào Cai
Tiếp tục sử dụng và khai thác triệt để các thiết bị khai thác hiện đang sử dụng trên dây chuyền sản xuất như khoan nổ, xúc bốc, vận tải để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất và kinh doanh. Từng bước đầu tư đổi mới công nghệ và đồng bộ thiết bị theo hướng hiện đại, hợp lý như máy xúc thuỷ lực dung tích gầu đến 8-10 m3, máy khoan thuỷ lực đường kính mũi khoan đến 150 mm, ô tô tự đổ trọng tải lớn đến 80 tấn, xem xét khả năng áp dụng vận tải liên hợp ô tô-băng tải để phù hợp với cấu trúc địa chất mỏ (vỉa quặng trải dài trên diện tích rất lớn);
Trong giai đoạn Quy hoạch, dự kiến mở thêm một số khu vực khai thác tại khu Bắc Nhạc Sơn, Trung tâm mỏ, Tam Đỉnh-Làng Phúng, Phú Nhuận để đảm bảo duy trì sản lượng quặng cho công tác chế biến.
Sản lượng bình quân quặng nguyên khai loại I, loại II và quặng tuyển dự kiến cho giai đoạn Quy hoạch như sau:
- Giai đoạn 2008-2010: 2-2,5 triệu tấn/năm;
- Giai đoạn 2011-2015: 3-3,5 triệu tấn/năm;
- Giai đoạn 2016-2020: 4-4,5 triệu tấn/năm.
Trữ lượng các khai trường trong vùng mỏ được huy động vào khai thác giai đoạn 2008 - 2020 nêu tại Phụ lục 3.
VI. Quy hoạch tuyển quặng apatít
1. Công suất tuyển quặng
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất super lân và DAP trong giai đoạn Quy hoạch, công suất tuyển tinh quặng được xác định là 2 triệu tấn/năm.
Tổng công suất các nhà máy tuyển hiện có và đang xây dựng đạt 1.420.000 tấn/năm quặng tinh tuyển, dự kiến đầu tư bổ sung công suất khoảng 600.000 tấn/năm.
2. Giải pháp tuyển quặng
- Tuyển quặng loại III theo công nghệ hiện đang áp dụng.
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ để tuyển quặng loại II và IV nhằm tận thu tối đa tài nguyên, hai loại quặng này chiếm tới 70% trữ lượng toàn khoáng sàng.
Trong giai đoạn Quy hoạch, dự kiến cải tạo, xây dựng mới các nhà máy tuyển sau:
- Cải tạo mở rộng Nhà máy tuyển Tằng Loỏng công suất 900.000 tấn/năm;
- Duy trì Nhà máy tuyển Cam Đường công suất 120.000 tấn/năm;
- Xây dựng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn công suất 350.000 tấn/năm;
- Xây dựng Nhà máy tuyển Làng Phúng công suất 250.000 tấn/năm;
- Xây dựng Nhà máy tuyển quặng loại II và loại IV công suất 500.000 tấn/năm.
3. Giải pháp sử dụng quặng apatít
- Quặng loại I, quặng tuyển và một phần sản lượng quặng loại II sử dụng cho sản xuất phân bón chứa lân và DAP;
- Quặng loại III trong tầng kốcsan 4, 6 và 7 đã phong hoá hoá học có hàm lượng P2O5 ³ 12% khai thác ra dự kiến được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy tuyển sau khi đã trung hoà hàm lượng P2O5;
- Quặng loại IV và một phần quặng loại II dư thừa được lưu giữ và bảo quản để sử dụng sau nay.
Nhu cầu vốn và các dự án đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 dự kiến khoảng 2.500 tỷ đồng nêu tại Phụ lục 4,
- Tổng hợp các dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020, có tính đến sau năm 2020 nêu tại Phụ lục 5.
Bình Định có lợi thế cảng biển tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia thông qua Quốc lộ 19 và 14. Năm 2008 khả năng sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt trên 4 triệu tấn.
Theo Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ được đầu tư xây dựng thành cảng hàng không và sân bay quân sự, với tổng số vốn hơn 16.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển thêm khoảng 30.000 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên hơn 50.000 ha.
Bản đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, sẽ có 15 khu kinh tế ven biển được đầu tư phát triển; trong đó, có 13 khu được yêu cầu phát triển nhanh.
9 nhóm hàng nông sản gồm: lúa gạo; rau, đậu các loại; cà phê; cao su; hồ tiêu; điều; chè; cây ăn quả và ca cao được Bộ NN-PTNT đưa vào “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.
Ngày 26/8/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, theo đó tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như xi măng; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh; kính xây dựng; vật liệu xây, lợp; đá, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện; đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Ngày 18/8/2008 Bộ Công Thương ra Quyết định 28/2008/QĐ-BCT Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2020
Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Kim Phong cho biết: Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè và ngành chè đang hướng tới doanh số 1 tỷ USD vào năm 2020.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm nay (9/7), theo đó, sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất thành phố cho kết cấu hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 287.800 tỷ đồng.