Sáng ngày nay (16/9) HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2004-2011 đã tổ chức kỳ họp thứ 21 ( kỳ họp chuyên đề) để xem xét và thông qua Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Tham dự kỳ họp có các đồng chí Cao Khoa- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Hòa Bình- Phó Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Minh Toản-Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Thị Xuân Hồng-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Huế- Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Quang Thích- Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Tuấn- Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội đoàn thể của tỉnh và 42/50 đại biểu HĐND tỉnh khóa X.
Về dự kỳ họp còn có bà Lê Thị Kim Dung- Vụ phó Vụ Kế hoạch đầu tư.
Đồng chí Phạm Minh Toản-Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại kỳ họp.
Tại kỳ họp, đồng chí Phạm Minh Toản- Chủ tịch HĐND tỉnh đã phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 21 ( kỳ họp chuyên đề ) HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2004-2011.
Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Trần Văn Nhân- Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư đã đọc tờ trình về việc ban hành Nghị quyết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Theo đó, mục tiêu cụ thể về kinh tế, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế bình quân 14% giai đoạn 2011- 2015 và khoảng 12-13% giai đoạn 2016-2020; GDP đạt khoảng 2.000-2.200 USD/người vào năm 2015 và 4.300-4.500 USD/người vào năm 2020. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt khoảng 85-90% vào năm 2015 và trên 90% vào năm 2020; nguồn thu ngân sách nhà nước tăng lên 18% vào năm 2020.
Về mục tiêu phát triển xã hội, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi; trên 50% trường mầm non, 70% trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 100% đạt phổ cập trung học cơ sở cho các đối tượng trong độ tuổi; 100% trẻ em ở độ tuổi mầm non được chăm sóc tại các cơ sở giáo dục.
Hằng năm giải quyết việc làm cho 35.000-38.000 lao động vào giai đoạn 2011-2015 và 38.000-42.000 lao động vào năm 2016-2020, trong đó số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hằng năm khoảng 1.500-2.000 lao động; thời kỳ 2011-2015 và khoảng 2.000-3.000 lao động; thời kỳ 2016-2025. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35% vào năm 2015 và đạt 42% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động nông nghiệp vào các năm tương ứng giảm còn 47% vào năm 2011-2015 và khoảng 40% vào năm 2020.
Các đại biểu tham dự kỳ họp
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 8% vào năm 2015 và khoảng 6% vào năm 2020. Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 có 100% đường giao thông nông thôn đến các xã được nhựa hóa; 20%-30% đường giao thông nông thôn đến các thôn được kiên cố.
Đến năm 2020 có 100% dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia; 98% dân cư được dùng nước sạch hợp vệ sinh; 100% dân cư được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 5%. Củng cố quốc phòng an ninh, trong đó chú trọng phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh, thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu vào khu vực và quốc tế. Đồng thời giữ vững và củng cố môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái đặc thù trong tỉnh, đảm bảo tỷ lệ che phù rừng đạt trên 50%.
Đến năm 2020 có 95% rác thải sinh hoạt ở đô thị và 65% rác thải sinh hoạt ở nông thôn, 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý.
Ngoài 4 khâu đột phá về các lãnh thổ động lực, về phát triển các ngành kinh tế động lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hoàn thiện,hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, UBND tỉnh cũng đưa ra 7 giải pháp để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 đến năm 2020.
Bao gồm: Giải pháp về vốn; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng; cơ chế chính sách, giải pháp về khoa học-môi trường; giải pháp phối hợp phát triển với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên và giải pháp về tổ chức và chỉ đạo điều hành, quản lý phát triển kinh tế, xã hội.
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, các đại biểu tham dự kỳ họp đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào bản dự thảo Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Phát biểu kết luận tại kỳ họp, đồng chí Phạm Minh Toản đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu và yêu cầu UBND tỉnh sớm chỉnh sửa, bổ sung những ý kiến đóng góp để bản dự thảo được hoàn chỉnh.
Kỳ họp cũng đã thông qua Nghị quyết tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2010 và tầm nhìn 2025.
Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành một tỉnh công nghiệp-dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động. Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ liên thông với cả nước và quốc tế. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Ngày 30-7, tại TP Plây Cu (Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 750/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển cao-su đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
Sáng ngày 16/9 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2004-2011 đã tổ chức kỳ họp thứ 21 ( kỳ họp chuyên đề) để xem xét và thông qua Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Thanh Hóa cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong vùng và cả nước. Từ đó xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành một trong những trung tâm giao lưu kinh tế giữa Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ.
Phòng chống tham nhũng (PCTN) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Vì thế ngay từ đầu năm 2009, Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2009 và đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua.
Có thể quan niệm rằng, chiến lược (phát triển đất nước) là hệ thống tư tưởng, quan điểm chủ đạo và chỉ đạo về phát triển đất nước cho một thời kỳ nhất định. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đến năm 2020, cần phải thể hiện rõ hệ thống tư tưởng, quan điểm chủ đạo và chỉ đạo phát triển đất nước Việt Nam một cách thích hợp, khả thi với giai đoạn 10 năm này.
Điện Biên- vùng đất lịch sử và anh hùng, nơi đây đã từng diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bộ đội Việt Nam với quân đội Pháp để dành dật từng tấc đất, nơi đây cũng đã chứng kiến chiến công lừng lẫy của quân đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm để dành lại độc lập cho dân tộc. Huy hoàng là thế nhưng sau chiến tranh, mảnh đất “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” này gặp không ít khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bởi địa hình không mấy thuận lợi, chiến tranh qua đi để lại nhiều tàn tích.
Đến năm 2020, sẽ xây dựng 20 tuyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 2.300m, thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ, đảm bảo 100% đường tỉnh được rải mặt nhựa hoặc bê tông, cả nước có 2,8 - 3 triệu ô tô…
Đây là một trong những nội dung chính điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông - vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công thương dự báo, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng của VN sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt.
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của tổ quốc với địa hình có nhiều sông, độ dốc cao và nhiều ghềnh, là tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Cùng với nguồn thuỷ năng phong phú, Hà Giang có hàng trăm điểm mỏ với hàm lượng khoáng chất cao như antimon, sắt, chì - kẽm... và nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng, gốm sứ... Các khu - cụm công nghiệp hiện cũng đang được triển khai mời gọi các dự án sản xuất, xây dựng các nhà máy. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Hà Giang đã đặt ra mục tiêu cho mình trong chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2020 trở thành điểm sáng công nghiệp trong các tỉnh miền núi phía Bắc, vững bước đi lên cùng với sự phát triển của đất nước.
Với 5 đề án lớn và nhiều định hướng, giải pháp, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 phấn đấu 90% cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) nhận thức được lợi ích của việc sản xuất này.
Ngày 05/5/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
Sức chứa hợp lý là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu phát triển bền vững của vùng. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về sức chứa. Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong quá trình phát triển kinh tế một cách trọn vẹn từ lý luận cho đến ứng dụng vào thực tiễn.