Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp chi 10% trị giá mỏ để chạy giấy phép?

Thảo luận về Luật Khoáng sản (sửa đổi) có đại biểu Quốc hội cho biết, nếu dự tính khai thác mỏ khoáng sản được 100 tỷ đồng, doanh nghiệp sẵn sàng chi 10 tỷ để được giấy phép. Bộ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, phải xem xét xóa bỏ xin cho và những mỏ trị giá hàng tỷ USD thì phải đấu giá.

Khai thác quặng ở Cao Bằng. Ảnh: Phạm Anh
Khai thác quặng ở Cao Bằng. Ảnh: Phạm Anh.

T.Ư giới thiệu…

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, chính việc phân cấp cho địa phương dẫn đến việc cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan trong thời gian qua. Chưa đồng tình, đại biểu Đào Xuân Nay (Bình Thuận) cho biết, các giấy phép khai thác titan cấp cho doanh nghiệp tại Bình Thuận, đa số do T.Ư giới thiệu về. Nếu biết khai thác một mỏ khoáng sản thu được 100 tỷ đồng, thì doanh nghiệp sẵn sàng chi 10% để được giấy phép.

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cũng cho biết, tình trạng doanh nghiệp chạy được giấy phép rồi chuyển nhượng diễn ra rất phổ biến. Qua giám sát ở Kiên Giang cũng phát hiện thấy vấn đề này. Một doanh nghiệp có giấy phép rồi chuyển nhượng quyền khai thác cho các nhà thầu nhỏ.

Ông Danh Út kiến nghị, để tránh tiêu cực cần phải quy định rất chặt chẽ việc chuyển nhượng giấy phép khai thác. Doanh nghiệp chỉ được chuyển nhượng khi đã đầu tư xây dựng một số hạ tầng nhất định. Mỏ vẫn còn nguyên trạng, doanh nghiệp không khai thác thì phải trả lại nhà nước. “Chính phủ phải làm rõ quy định chuyển nhượng, tránh tình trạng để doanh nghiệp lấy tài nguyên khoáng sản nhà nước đem bán kiếm lời” - ông Danh Út nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết, chỉ cần được cấp phép mỏ rồi bán lại là doanh nghiệp đã đạt siêu lợi nhuận. Một giấy phép được chuyển nhượng nhiều lần mà doanh nghiệp vẫn có lời chứng tỏ lợi nhuận từ khai thác mỏ lớn đến mức nào. Trong khi, nhà nước chỉ thu được một phần nhỏ thuế tài nguyên, phí môi trường.

Đại biểu Nguyễn Văn Ba (Khánh Hòa) cho rằng việc quy hoạch, thăm dò, cấp phép khai thác mỏ nên đưa về Bộ TN & MT thống nhất quản lý. Tuy nhiên, ông Ba cho rằng, khai thác mỏ cũng là kinh doanh, là mua mỏ nên phải cho phép chuyển nhượng. Luật Khoáng sản sửa đổi quy định cho đấu thầu rộng rãi, vậy làm sao để hạn chế nước ngoài nhảy vào. “Nước ngoài đã muốn lấy mỏ thì doanh nghiệp trong nước chắc chắn thua. Nếu không làm chặt sẽ mất tài sản thông qua đấu thầu” - Ông Ba nói.

Cần có chiến lược

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề xuất, để nhà nước không tiếp tục thất thu cần phải định giá mỏ rồi bán đứt cho doanh nghiệp khai thác. Tuy nhiên, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) cho rằng, muốn đấu giá mỏ thì phải định giá được mỏ. Nếu đưa ra đấu giá mà không xác định được giá sàn thì lấy cơ sở nào để thực hiện. Thời gian qua, cũng vì chúng ta chưa định giá được mỏ nên nhà nước thất thu, nguồn lợi khoáng sản chảy vào túi một số cá nhân, tổ chức kinh tế.

Đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) đồng tình, do chưa đánh giá được mỏ nên thuế tài nguyên thu được không nhiều. Luật hiện hành đã có quy định đấu giá mỏ nhưng Chính phủ không hướng dẫn quy chế đấu giá nên không thực hiện được. Ông Dung đề nghị, nếu không đấu giá thì phải thu tiền cấp giấy khai thác.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hoà (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, đấu thầu sẽ hạn chế được tình trạng xin - cho như hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định doanh nghiệp bỏ giá cao là trúng thầu thì chưa hợp lý. Cần bổ sung thêm tiêu chí về phương án khai thác, phương án khắc phục môi trường.

Một số đại biểu cũng cho rằng, hiện mối quan hệ trong khai thác, chế biến khoáng sản giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân địa phương không hợp lý. Các địa phương có khoáng sản đều phản ánh cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường, trong khi không được cân đối nguồn thu. Nếu lợi ích không được hài hòa sẽ có xung đột, người dân địa phương ngăn chặn việc khai thác.

Bộ trưởng Bộ TN & MT Phạm Khôi Nguyên: Xóa bỏ xin - cho

Nếu quản lý tốt việc khai thác, không xuất thô mà chế biến sâu thì nguồn thu từ khoáng sản sẽ đóng góp bằng nguồn thu từ dầu khí trong 10 năm tới (tương đương18% ngân sách). Còn hiện nay, tài nguyên nước cũng đang bị lãng phí, sử dụng vô tội vạ, dẫn đến tranh chấp giữa doanh nghiệp làm thủy điện và các tổ chức ngành nông nghiệp… vì chúng ta chưa thu gì. Vấn đề là phải xem xét lại quy hoạch, quản lý cấp phép, xóa bỏ việc xin - cho. Đây là nguyên nhân gây lãng phí khoáng sản.

Trong 10 năm qua, Bộ TN & MT cấp 100 giấy phép, nhưng trong 3 năm, các địa phương đã cấp hơn 3.000 giấy phép, do đó sẽ phải siết lại tình trạng cấp phép. Khi có chiến lược, quy hoạch thì mới tính mỏ, khoáng sản nào để lại cho con cháu, loại nào cấm, loại nào cho xuất thô, khai thác bao nhiêu? Có những mỏ trị giá hàng tỷ đô la, nên phải đấu giá để thu về cho nhà nước.

Nguyễn Tuấn (ghi) 

 

(Theo Hà Nhân // Tienphong Online)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi