Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam

Việt Nam cần thận trọng khi vay tiền làm “siêu” dự án
(04/06/2010 8:29 // Nguyên Phong // Thanh Niên)
 
 
Tại cuộc họp báo trước thềm hội nghị giữa kỳ nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (diễn ra tại Kiên Giang từ ngày 9 - 10.6), hôm qua 3.6, ông Martin Rama -  chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới cho biết, nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam không còn nhiều ưu đãi và dồi dào như trước đây, đặc biệt khi Việt Nam đã bắt đầu gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới khuyến cáo, Việt Nam cần phải cân nhắc rất thận trọng về việc thực hiện các “siêu” dự án đòi hỏi các nguồn vốn huy động lên tới hàng trăm tỉ USD. Theo ông Martin Rama, để thực hiện các “siêu” dự án, Việt Nam phải lệ thuộc rất nhiều vào việc huy động một lượng vốn khổng lồ, trong đó có nguồn vốn ODA.

Ông Martin Rama cho biết, để đánh giá khoản vay 56 tỉ USD cho dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM có phải là một sự đầu tư hợp lý hay không, Việt Nam cần cân nhắc rất nhiều về các yếu tố như tăng trưởng GDP, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các dòng tiền... để tránh việc phải chịu một khoản nợ khổng lồ ngay từ đầu.  
-----------------------------------------------------------------------------


Môi trường thương mại ở Việt Nam "tiến bộ nhanh nhất"

( Minh Tâm //Theo RFI // Beenet)

Việt Nam lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố.

Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay trong bảng chỉ số có tên Enabling Trade Index (ETI), Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu. Theo sau hai nền kinh tế châu Á này là ba nước châu Âu, Đan Mạch, Thụy Điển và Thụy Sỹ.

Riêng đối với Việt Nam, WEF ghi nhận: “Việt Nam là một trong số các nước đã cải thiện thứ hạng một cách mạnh mẽ nhất, tăng 18 bậc để lên đến hạng 71". Theo bà Margareta Drzeniek Hanouz, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Mạng lưới Cạnh tranh Toàn cầu và là đồng tác giả công trình nghiên cứu của WEF, đó là kết quả của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
BMI dự đoán lạc quan về ngành ngân hàng Việt Nam
(Trà My (tổng hợp) // Beenet)

Hãng khảo sát thị trường quốc tế (BMI) cho rằng ngành ngân hàng Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới nhờ có sự tham gia của nhiều ngân hàng nước ngoài.

Trong "Báo cáo về các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam trong quý II/2010" của BMI đăng trên mạng, hãng này cho rằng sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài sẽ tạo sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng trong nước. Do vậy, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới.

Báo cáo của BMI có nội dung như sau: "Việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2010 sẽ tác động tới ngành ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ sẽ gặp rủi ro. Tuy nhiên chúng tôi dự đoán rằng ngành ngân hàng Việt Nam sẽ phát triển hơn trong vài năm tới vì sẽ có sự tham gia của nhiều ngân hàng nước ngoài hơn. Điều này sẽ tạo sức ép với các ngân hàng trong nước".

BMI cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2010 mà chính phủ Việt Nam mới đây đề ra, mặc dù thấp hơn mục tiêu đề ra trước đây là từ 8,0-9,0%, vẫn là mục tiêu đầy tham vọng do các điều kiện về cung của các thị trường xuất khẩu chính như EU hay Mỹ vẫn còn yếu và Việt Nam vẫn còn cần phải kiềm chế lạm phát.

BMI còn dự đoán rằng trong năm 2010 hoạt động tín dụng tại Việt Nam sẽ khó khăn hơn do chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Theo BMI, ngành ngân hàng Việt Nam chưa thể thoát khỏi khó khăn  vì những điều kiện xáo trộn trong thị trường ngoại hối và sức ép đối với tiền Đồng đã hạn chế các ngân hàng tiếp cận vốn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà đầu tư Nhật Bản lạc quan với thị trường Việt Nam
(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

Báo cáo về Môi trường kinh doanh Việt Nam theo đánh giá của các NĐT Nhật Bản công bố sáng 26/5 khá lạc quan. Theo đó, tỷ lệ các công ty Nhật Bản ở Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới đạt tỷ lệ cao nhất trong khu vực ASEAN, với 58% số DN được hỏi trả lời có kế hoạch mở rộng, 39,9% DN có kế hoạch giữ nguyên và chỉ có 1,4% DN thực hiện thu hẹp.

Việt Nam được đánh giá cao về điều kiện xã hội và chính trị ổn định, thị trường có quy mô tiềm năng tăng trưởng cao, nguồn nhân lực có chi phí thấp.

Những khó khăn chính với các NĐT bao gồm thủ tục hành chính rườm rà khi xin được giấy phép đầu tư, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhiều nơi chính quyền địa phương quản lý chính sách không rõ ràng, thủ tục thuế phức tạp, đặc biệt là giá thuê văn phòng đắt đỏ.

Ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội cho biết, nhiều công ty Nhật Bản ở Việt Nam đã vượt doanh số bán hàng trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhiều NĐT Nhật Bản hiện rất quan tâm đến thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Khảo sát được thực hiện tháng 1/2009 tại 29 thành phố và khu vực chính ở châu Á, nhận được 2.990 phản hồi từ các công ty Nhật Bản tại 17 quốc gia/khu vực ở châu Á và châu Đại Dương.
----------------------------------------------------------------------------------------


Việt Nam, bệ phóng phát triển tại châu Á”
 (Theo Hà Khoa // Diễn đàn doanh nghiệp // Les Echos)

Đó là tuyên bố của Tổng giám đốc hãng Tập đoàn đóng tàu của Pháp Piriou (hãng đã hiện diện ở Việt Nam từ năm 2007). Quan chức này nhấn mạnh:“Ý định của chúng tôi là đưa các cơ xưởng ở Việt Nam lên thành bệ phóng cho việc phát triển ra châu Á”. 

Piriou đang có đơn đặt hàng ba chiếc tàu đánh cá ngừ của công ty Sapmer, đã giao xong một chiếc. Chiếc tàu thứ hai mang tên Manapany, dài 90 m vừa được hoàn tất ở Tp Hồ Chí Minh, nơi mà tập đoàn này hiện diện từ năm 2007 với hai xưởng đóng tàu có trên 200 công nhân. Tổng giám đốc Piriou cho biết: “Chiếc tàu thứ ba y hệt như hai chiếc trước sẽ được đóng xong từ đây cho đến tháng 10 năm nay, và cũng tại Việt Nam”. 

Hãng Piriou giành được đơn đặt hàng ba chiếc tàu trị giá 85 triệu euro, cũng nhờ việc đưa sang sản xuất tại Việt Nam, khiến giá thành giảm đi được 25%. Ban giám đốc cũng đang nhắm đến một số hợp đồng khác cho các xưởng ở Việt Nam. Công ty khách hàng Sapmer, trụ sở tại đảo Réunion, đang muốn phát triển một đội tàu hoàn chỉnh chuyên đánh cá ngừ và đông lạnh ngay trên tàu. Như vậy, hãng này còn cần thêm năm, sáu chiếc tàu nữa và tập đoàn Piriou đang có ưu thế để giành tiếp các hợp đồng tương lai. Les Echos cho biết thêm, hai hãng Sapmer và Piriou cùng có một cổ đông lớn là ông giám đốc tập đoàn Bourbon. 

Cũng vẫn tại Việt Nam, hãng Piriou còn đóng cho Bourbon những chiếc tàu dành cho thủy thủ đoàn các giàn khoan dầu ngoài khơi. Sáu chiếc đã được hạ thủy trong năm 2009.  

Để có tính cạnh tranh cao hơn, ban giám đốc công ty dự kiến sẽ tăng cường mua vật liệu, trang thiết bị trong khu vực này. Còn tại trụ sở chính ở Bretagne, Pháp tập trung cho công nghệ, và đóng các tàu dịch vụ cho các địa phương. Hãng Piriou cũng hiện diện tại Nigeria, Ba Lan, đảo Maurice, và cũng đang muốn vươn sang Indonesia.


 
Theo WEF, môi trường thương mại của Việt Nam được cải thiện như được thấy trong bảng chỉ số ETI 2010, phản ánh việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà Việt Nam đã đưa ra khi xin gia nhập WTO. Hệ quả là hàng rào thuế quan của Việt Nam được hạ thấp, trong khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi hơn khi giao dịch với các thành viên khác của WTO.Cho dù Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ, nhưng WEF cho rằng môi trường thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập. Đáng quan ngại nhất là lĩnh vực hải quan.

Theo WEF, những nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan thời gian qua đã giúp cho Việt Nam lên được 10 hạng trong địa hạt “hiệu quả của ngành hải quan”. Thế nhưng, vị trí của Việt Nam vẫn rất thấp trên phương diện này khi chỉ đứng thứ 107 trên 125 nước. Tương tự như vậy, thứ hạng 104 trong lĩnh vực “tính chất minh bạch trong việc quản lý cửa khẩu” cho thấy đây là phương diện cần phải được nhanh chóng cải thiện.
 
Bản chỉ số ETI 2010 của WEF còn nêu bật mối quan ngại thường xuyên được các doanh nhân nước ngoài làm ăn với Việt Nam nhấn mạnh. Đó là sự yếu kém của hệ thống hạ tầng cơ sở, từ đường sá, sân bay, cho đến các bến cảng. Chi tiết các chỉ số liên quan đến Việt Nam trong mục hạ tầng cơ sở trong tài liệu của của WEF còn cho thấy iệt Nam đứng thứ 103 về tình trạng hệ thống giao thông, thứ 104 về mật độ sân bay, thứ 95 về chất lượng đường sá và thứ 93 về việc thiếu vắng các bến cảng. Theo WEF, Việt Nam cần nâng cấp ngành giao thông vận tải, nếu muốn thúc đẩy thương mại.
          
Một lĩnh vực khác cần quan tâm là “môi trường kinh doanh”. Theo bảng chỉ số ETI 2010 của WEF, nếu Việt Nam rất cởi mở đối với việc thu nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), (hạng 26) và khá rộng rãi trong tiếp nhận lao động nước ngoài (thứ 46).

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Việt Nam - thị trường đang lên
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

"Khi chúng ta nói đến nền kinh tế VN thì điểm đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến là sự phát triển. Tôi dự đoán năm 2010, kinh tế VN sẽ phát triển với tốc độ 7%, nhờ vào đà phát triển của việc tiêu thụ hàng trong nước... Chúng tôi hi vọng VN sẽ duy trì được đà phát triển này cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ". Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Prakriti Sofat - Phó Chủ tịch quỹ Barclays Capital phụ trách khu vực Indonesia và VN (ngân hàng đầu tư thuộc Barclays Bank PLC).

VN đã thành công trong việc cải thiện thâm hụt thương mại và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân mạnh đã làm dịu đi sự lo lắng của các nhà đầu tư. Ngân hàng trung ương đã thắt chặt chính sách bằng cách xóa bỏ mức lãi suất trần đối với khoản vay từ trung hạn đến dài hạn. Chúng tôi vẫn tiếp tục đánh giá cao khả năng tự chủ của VN.

Xu hướng cải thiện thâm hụt thương mại phần nào xoa dịu những lo lắng của các nhà đầu tư. Mặc dù yếu tố mùa vụ cũng có một vai trò, nhu cầu do vay tín dụng tạo ra để mua sắm các mặt hàng như xe hơi đã giảm dần và ngành xuất khẩu đang thu được lợi nhuận do nhu cầu từ bên ngoài. Trong tháng 2, VN đã giải ngân được 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính từ đầu năm. Trong năm 2010, chúng tôi trông đợi sẽ có khoảng 7 tỷ USD kiều hối và khoảng 11 tỷ USD từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thừa đủ để bù đắp thâm hụt thương mại hàng năm. Tuy nhiên, việc thất thoát sẽ làm hạn chế sức mạnh tổng hợp của cán cân thanh toán và sự tích lũy các nguồn dự trữ. Dẫu vậy, vị thế với bên ngoài của VN vẫn duy trì khá tốt với nợ nước ngoài vào khoảng 30% GDP, trong đó phần lớn là các khoản vay dài hạn song phương và đa phương. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn của VN  là 4,4 tỷ USD tính đến quý 3/2009, trong khi đó dự  trữ  ngoại tệ đạt 16 tỷ USD vào tháng 10.

Trong bối cảnh như vậy cùng với nền tảng phát triển mạnh mẽ của VN, chúng tôi không đồng tình với xếp hạng VN ở mức tiêu cực BB của Ficht. Theo đánh giá hiện tại, tín dụng đang sinh lợi và chúng tôi vẫn đánh giá cao trái phiếu chính phủ phát hành trên thị trường tài chính quốc tế. VN đã bơm vào thị trường khoảng 1 tỷ USD hồi đầu năm. Theo thông lệ, tính thanh khoản của VND lại tăng sau mỗi dịp Tết Nguyên đán. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng lên phù hợp với sự gia tăng của lạm phát, chính sách thắt chặt cũng như tính thanh khoản dần dần thắt chặt.

Chúng tôi thấy rằng viễn cảnh phát triển dài hạn ở VN tương đối tốt. Nếu chúng ta tính đến việc các nguồn đầu tư khá đều, cùng với hiện trạng dân số VN khá trẻ và cần cù lao động thì tương lai kinh tế VN sẽ phát triển khá ổn định. Chúng tôi dự tính kinh tế VN sẽ phát triển từ 7 – 8% trong thập kỉ tới.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giới đầu tư Nhật Bản: Việt Nam có lợi thế kinh doanh cao
(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)


Tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn, chi phí đầu tư thấp…, Việt Nam là một đối tác kinh doanh rất hấp dẫn của Nhật Bản.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong tương lai.

Gần 250 đại diện của các công ty Nhật Bản, trong đó có nhiều nhà thầu xây dựng lớn, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực quản lý, bảo trì và bảo dưỡng đường cao tốc đã dự Diễn đàn Hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức ở Tokyo ngày 19/5.

Đầu tư hạ tầng giao thông: Cánh cửa đang mở

Tại đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Ngô Thịnh Đức cho biết Chính phủ Việt Nam đã quy hoạch hệ thống đường cao tốc gồm 22 tuyến, với tổng chiều dài 5.873km và số vốn đầu tư lên tới 47,9 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào các nguồn vốn của Chính phủ và vốn ODA, việc phát triển kết cấu hạ tầng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc kêu gọi các nguồn đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức đối tác công-tư (PPP) là rất cần thiết.

Theo Chủ tịch JETRO, ông Michitaka Nakatomi, một hệ thống đường bộ phát triển là yếu tố quan trọng nhất đối với các DN Nhật Bản. Hơn thế nữa, xét từ quan điểm kinh doanh, xây dựng đường bộ hay các hoạt động khác liên quan như quản lý hệ thống đường cao tốc công nghệ cao (như điều khiển giao thông và thu lệ phí) đều là các cơ hội tốt cho DN Nhật Bản.

Cùng chung quan điểm, ông Koichi Takano, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội nhấn mạnh nhu cầu đầu tư để phát triển hệ thống đường bộ nói riêng và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất cao. Với lợi thế như tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn và đầy hứa hẹn, chi phí đầu tư thấp hơn so với các nước trong khu vực, Việt Nam là đối tác kinh doanh rất hấp dẫn của Nhật Bản.

Nhật Bản cần nhanh chân hơn

Ông Takano cũng cho biết Việt Nam là thị trường hấp dẫn nên ngoài Nhật Bản, các DN từ Mỹ, Hàn Quốc cũng đang đầu tư vào Việt Nam.

Ở một góc độ khác, ngày 19/5, Công ty Khảo sát thị trường quốc tế BMI (Business Monitor International) trong báo cáo về cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhận định nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang tăng là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong phát triển các công trình cần thiết để cải thiện môi trường kinh doanh. Cũng như các nước khác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam bắt đầu ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ hơn vì điều kiện kinh tế đã được cải thiện.

BMI ước tính ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 6,67 tỷ USD trong năm 2010 và 13,9 tỷ USD vào năm 2014.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Việt Nam đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng Chỉ số lòng tin kinh doanh
(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

Thông tin trên vừa được Ngân hàng Anh quốc HSBC công bố sau khi tiến hành khảo sát tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam là nơi được các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng làm ăn

Theo bảng xếp hạng Chỉ số lòng tin kinh doanh, với thang điểm từ 0-200, Việt Nam được 132 điểm – đứng thứ 3 sau Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (134 điểm) và Ấn Độ (133 điểm), nhưng cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế xếp sau như Hongkong hay Singapore (111 điểm) - hai trung tâm kinh doanh lớn tại châu Á.

Được biết, Chỉ số lòng tin kinh doanh của người tiêu dùng ở mức cao khi các điều kiện kinh tế khả quan hơn. Với vị trí thứ 3, Việt Nam là nơi được giới doanh nhân nước ngoài tin tưởng làm ăn và kỳ vọng vào một nền kinh tế ngày càng phát triển.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

"Thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh"
Kim Yến (Vietnam+)

Tổ chức Business Monitor International (BMI) vừa công bố trên mạng researchandmarkets.com báo cáo quý 2 về thị trường bảo hiểm Việt Nam, trong đó dự đoán phí đóng bảo hiểm tại đây sẽ tăng mạnh, từ 24.610 tỷ đồng năm 2009 lên 58.451 tỷ đồng năm 2014.

Theo BMI, so với năm 2009, phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam năm 2014 sẽ tăng từ 13.500 đồng lên gần 27.450 tỷ đồng và phí bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng từ 11.100 tỷ đồng lên 31.000 tỷ đồng.

Tại khu vực châu Á, trong năm ngoái, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được nhìn thấy rõ tại thị trường bảo hiểm Hàn Quốc, Australia, Singapore và Hongkong.

Vào thời điểm hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam và Philippines sẽ tăng trưởng mạnh, do nguồn vốn tiết kiệm trong ngân hàng tại hai nước này bắt đầu phát triển.

Theo tính toán của BMI, trong quý 1, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, ba công ty chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) với thị phần tương ứng là 42%, 12% và 12%; còn trong lĩnh vực nhân thọ, chiếm thị phần lớn nhất là các công ty Prudential Việt Nam, Bảo Việt và Công ty Bảo hiểm Manulife, với thị phần tương ứng là 40%, 33% và 10%./.
 

( Tinkinhte.com tổng hợp )

  • Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới kinh tế và đời sống vùng dân tộc thiểu số
  • Phát triển không gian ngầm - Tiềm năng lớn chưa khai thác
  • Thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển
  • Nhìn đúng về tái cấu trúc nền kinh tế và doanh nghiệp
  • PGS.TS Trần Thọ Đạt: Một số đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
  • Cần lưu ý gì khi kê khai thuế qua mạng?
  • FDI vào Việt Nam năm 2010 Nhiều triển vọng mới
  • Tỷ lệ thất bại của các thương vụ M&A còn cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi