Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 2

3.    Xu hướng tiêu thụ thủy sản của Hàn Quốc:

Theo tạp chí “Monthly Statistics of Korea” số tháng 7/2007, chi phí trung bình hàng tháng mua các sản phẩm thủy sản cuả các gia đình sống tại các đô thị lớn là 36 USD/tháng (năm 2006). Theo số liệu thống kê cuả Korean Food Year Book, mức tiêu thụ thủy sản trung bình hàng năm theo đầu người là 48.1 kg/năm (năm 2005) (trong đó có 38.5 kg thủy sản và các loài mảnh vỏ; 9.6 kg là rong biển). Các loài thủy sản người Hàn Quốc tiêu thụ nhiều nhất là Alaska pollack, mực ống, cá thu, cá hố và cá đù vàng (yellow corvina). Do vậy, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm Alaska pollack (289 triệu USD), tôm (219 triệu USD), cá các loại (222 triệu USD), cá đù vàng (148 triệu USD), cá ngừ (60 triệu USD),… (theo thống kê cuả Phòng Số liệu Quốc gia Hàn Quốc năm 2006). Trong đó, ba sản phẩm chính là alaska pollack, tôm và cá các loại chiếm đến 26% tổng số lượng nhập khẩu.


Ngành công nghiệp thủy sản Hàn Quốc đã rất thành công trong việc phát triển thị trường thủy sản nội điạ nhờ vào đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản, nâng cao chất lượng, nâng cấp công nghệ chế biến. Đặc biệt là những nỗ lực cuả ngành nhằm thay đổi quan niệm cuả người tiêu dùng về thủy sản, đây là một loại thức ăn tốt cho sức khỏe hơn là thịt gia cầm, gia súc.

Người Hàn Quốc thường thích nhất là ăn thuỷ sản sống, rồi đến thủy sản tươi và sau cùng là mới đến thủy sản đông lạnh. Các thuỷ sản sống thường được ăn dưới dạng sashimi và được bán với giá đắt nhất trong tất cả các loại. Còn đối với thuỷ sản tươi và đông lạnh, người Hàn Quốc luôn cho rằng sản phẩm tươi sau khi nấu sẽ có mùi vị ngon hơn sản phẩm đông lạnh, do vậy giá bán thủy sản tươi luôn luôn cao hơn thủy sản đông lạnh. Tuy nhiên, đối với tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu thì mặt hàng thủy sản đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 60% so với thủy sản sống 7.2% và tươi sống 13.3%.

Ngày nay nhờ vào thu nhập tăng và chất lượng cuộc sống được nâng cao, các nhà hàng thủy sản ngày càng được mở ra nhiều và ngày càng trở nên quen thuộc với người Hàn Quốc. Ví dụ các nhà hàng Todai, Seafood Ocean, Bono-Bono, Ocean Star, Muscus,…đang trở nên nổi tiếng. Người dân Hàn Quốc ngày càng thích đi ăn ngoài nhiều hơn và tiêu thụ thủy sản nhiều hơn. Các nhà hàng này chủ yếu sử dụng các sản phẩm thủy sản nhập khẩu cũng như thuỷ sản trong nước.

Phụ nữ Hàn Quốc ngày nay làm việc ngoài xã hội ngày càng nhiều nên nhu cầu về thực phẩm tiện lợi tăng cao. Người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng thích các sản phẩm ready-to-eat tại các siêu thị. Tại các khách sạn, người ta thường sử dụng thủy sản chẩt lượng cao để nấu các món ăn thuỷ sản, do vậy, giá cả cũng thường được tính cao hơn. Còn đối với những dịch vụ thức ăn công nghiệp, các món ăn thủy sản thường được sử dụng nguyên liệu rẻ tiền hơn để giảm chi phí tối đa và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các sản phẩm nhập khẩu đang có nhu cầu ngày càng tăng là cá ngừ, bạch tuộc và sản phẩm tôm chế biến. Năm 2007, nhập khẩu cá ngừ đạt 131,3 triệu USD, tăng 137.7% so với năm 2006. Nhập khẩu bạch tuộc đạt 114,4 triệu USD, tăng 60.7% so với năm 2006, sản phẩm tôm chế biến tăng 38.9%, đạt giá trị 73,2 triệu USD.



II.    THỦY SẢN VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC:


Theo số liệu thống kê cuả Bộ Thủy sản Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc đứng hàng thứ tư sau các nước Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Trong 11 tháng đầu năm 2007, Việt Nam xuất sang Hàn Quốc đạt giá trị 235 triệu USD, chiếm 9% thị phần. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng như tôm, cá các loại và surimi.

Tôm cuả Hàn Quốc trước đây chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, nhưng những năm gần đây, sản lượng tôm nhập từ Trung Quốc giảm dần, thay vào đó, sản lượng tôm từ Thái Lan và Việt Nam tăng lên. Cụ thể là 11 tháng đầu năm 2007, Thái Lan xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt 85 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2006, xuất khẩu tôm Việt Nam vào Hàn Quốc là 18,7 triệu USD, 11 tháng đầu năm 2007, giá trị tăng lên đến 31,4 triệu USD, tức tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo số liệu thống kê trên, Việt Nam là nước xuất khẩu cá vào Hàn Quốc đứng hàng thứ hai, chiếm 16% thị phần với giá trị 36,6 triệu USD (năm 2006), chỉ sau Trung Quốc với giá trị 82,1 triệu USD, chiếm 37% thị phần.Việt Nam còn được xếp thứ hai về xuất khẩu surimi sang Hàn Quốc. Với sản lượng từ 27.445 triệu tấn (năm 2005), Việt Nam đã tăng dần sản lượng lên 30.024 triệu tấn (năm 2006), chỉ sau Trung Quốc với sản lượng 34.153 triệu tấn.

Thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm thị phần quan trọng trong tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu cuả Hàn Quốc cho thấy thị trường Hàn Quốc đã chấp nhận và quen thuộc với các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Hàn Quốc ngày càng tăng và các ngành công nghiệp thực phẩm tiện lợi ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng thuỷ sản tươi và đông lạnh- sản phẩm cạnh tranh cao cuả Việt Nam- sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Hiện nay có tổng cộng 342 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc. Ngoài ra, theo thoả thuận cuả Hiệp định Thương mại Hàng hoá khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA), rằng các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu 10.000 tấn thủy sản sang thị trường Hàn Quốc, thoả thuận trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Do vậy, khả năng Việt Nam nâng cao được thị phần nhập khẩu vào Hàn Quốc là rât lớn và cơ hội thâm nhập thị trường thủy sản Hàn Quốc càng thuận lợi hơn khi Việt Nam giờ đây đã là thành viên cuả Tổ chức Thương maị Thế giới WTO.
 

( Nguồn: sưu tầm trên internet )

  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009 có thể đạt 4,4 tỷ USD
  • Phát triển ngành thủy sản bền vững
  • Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn
  • Thủy sản Việt Nam: Nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh
  • Những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy hải sản sang Nga
  • Một số khó khăn và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay và thời gian tới
  • Xuất khẩu thủy sản: Phải tự chứng tỏ mình
  • Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 2
  • Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 1
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (1)
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (2): Yêu cầu về chất lượng, bao bì và vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada(3): Các quy định về nhập khẩu
  • Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015
  • Hội thảo chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020
  • Cơ hội cho thủy sản Việt Nam sang Brazil