Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số khó khăn và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay và thời gian tới

Hiện nay, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác của Việt Nam hàng năm đạt trên 4,1 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,15 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ,Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, các nước ASEAN.

Giai đoạn xuất khẩu 2009-2010 vẫn tiếp tục khai thác thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc, ASEAN. Cơ hội đa dạng hoá thị trường còn lại ở các thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu cũ và Úc.

Dưới đây là một số khó khăn và giải pháp tháo gỡ của ngành:

Khó khăn:

-Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Như trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ US FDA sang USDA quản lý.

-Thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng , khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. Chỉ riêng cá hồi, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.500 tấn từ các nước châu Âu. Theo dự báo của Bộ NN & PTNT, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng từ 81-10%/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm.

-Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn. Hiện , người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 2%/tháng.

-Con giống không đảm bảo, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu marketing và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản.

-Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao…

Giải pháp

-Duy trì tốc độ phát triển của ngành thuỷ sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đam rbảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.

-Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng – nguyên liệu tới thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu; nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao.

-Chính phủ hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu).

-Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản xuống 0-0,5%. Những đối thủ cạnh tranh của ta như Trung Quốc, các nước ASEAN đều áp dụng thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản bằng 0-0,2%. Trong khi đó mức thuế 10-20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao. Mặt khác khi thuế nhập khẩu nguyên liệu bằng 0, thì các thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuác tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh.

-Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người dân và doanh nghiệp qua Ngân hanàg phát triển Việt Nam.

-Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá thành hạ. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu.

(Theo Vinanet)

  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009 có thể đạt 4,4 tỷ USD
  • Phát triển ngành thủy sản bền vững
  • Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn
  • Thủy sản Việt Nam: Nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh
  • Những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy hải sản sang Nga
  • Một số khó khăn và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay và thời gian tới
  • Xuất khẩu thủy sản: Phải tự chứng tỏ mình
  • Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 2
  • Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 1
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (1)
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (2): Yêu cầu về chất lượng, bao bì và vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada(3): Các quy định về nhập khẩu
  • Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015
  • Hội thảo chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020
  • Cơ hội cho thủy sản Việt Nam sang Brazil