Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:
Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Đến năm 2010, trung bình mỗi ngướiẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người.
Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%.
Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2,6%/năm cho tới năm 2010 và 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.
Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao.
Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất.
Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn... Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường.
Thị hiếu tiêu thụ
Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi... Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.
Triển vọng sản lượng
Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn sản lượng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến.
Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4,1% một năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo.
Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm 1999/2001 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương tự, phần của các loại cá tầng đáy sẽ gảim từ 16,2% xuống 12,7%. Trái lại, phần của cá nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 1999/2001 lên 29,3% vào năm 2015, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên 25,6%.
So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác.
Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới
Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất.
Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu.
Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010.
Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập khẩu ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 1999/2000 xuống 4,8 triệu tấn vào năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng với giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuấ khẩu ròng cá vào năm 2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên.
Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay.
Triển vọng giá:
So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấynhu cầu sẽ vượt cung trong tương lai. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hái sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010, và 10,9 triệu tấn vào năm 2015.
Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015.
Giá các loại thuỷ sản tăng sẽ có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 165,2 triệu tấn vào năm 2010, thấp hơn 3,1 triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giá tương đối ổn định. Tương tự, tổng tiêu thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn, tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn. Mặt khác, nguồn cung cá cá loại trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3 triệu tấn và 7,1 triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản trong tháng 10/2009 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của 10 tháng năm 2009 lên 3,488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008.
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới. Sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặt hàng thủy sản càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các qui định của WTO... Việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển và tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản là rất cần thiết và cấp bách!
Mặc dù đã có hẳn một “chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020” nhưng hiện vẫn còn rất nhiều điều phải bàn. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhìn nhận: Hiện nay, Hiệp hội vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn, chưa có mô hình tổ chức tiên tiến hơn và phương thức hoạt động hiệu quả cho thời kỳ hội nhập.
Ngành thủy sản Việt Nam đang ở tình trạng: Quy hoạch nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính chiến lược dẫn đến "khủng hoảng" nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu; sản phẩm cạnh tranh kém.
Theo Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương, phía Liên bang Nga đã nới lỏng hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu vào thị trường này. Dưới đây là danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga tính đến đầu tháng 5 năm 2009.
Hiện nay, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác của Việt Nam hàng năm đạt trên 4,1 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,15 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ,Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, các nước ASEAN.
Các thông tin bất lợi cho thủy sản Việt Nam liên tục xuất hiện ở một số thị trường quan trọng như Nga, Ai Cập, Italy đã khiến không ít doanh nghiệp trong nước rơi vào khó khăn.
Ngành công nghiệp thủy sản Hàn Quốc đã rất thành công trong việc phát triển thị trường thủy sản nội điạ nhờ vào đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản, nâng cao chất lượng, nâng cấp công nghệ chế biến. Đặc biệt là những nỗ lực cuả ngành nhằm thay đổi quan niệm cuả người tiêu dùng về thủy sản, đây là một loại thức ăn tốt cho sức khỏe hơn là thịt gia cầm, gia súc.
Sản xuất thủy sản nội điạ của Hàn Quốc trong những năm gần đây không tăng là do sự suy giảm nguồn lợi tại những vùng biển ven bờ và hiệu lực cuả các Khu đặc quyền Kinh tế của các nước láng giềng. Số lượng tàu đánh bắt giảm liên tục trong vòng 5 năm qua do nguồn nguyên liệu đang mất dần và do chương trình cắt giảm tàu đánh bắt cuả chính phủ Hàn Quốc nhằm mục đích quản lý các tàu bè và để tránh tình trạng khai thác quá mức.
Ngày càng nhiều các loại thủy sản sống được đưa vào phục vụ trong các nhà hàng, quầy thực phẩm ở Canada, phổ biến nhất là các loại cá bơn, cá mú, cá chỉ vàng đỏ và cá kiếm. Một trong những nguyên nhân chính về sự phổ biến dùng thủy sản là người tiêu dùng Canada quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như người Canada gốc Ấn, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.
Các tài liệu chứng minh quy trình chế biến thích hợp đối với hải sản đóng hộp và hải sản ăn liền cho từng sản phẩm phải được gửi trước hoặc gửi cùng chuyến hàng đầu tiên của từng nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu lưu giữ tại Canada bản copy để CFIA tiện kiểm tra. Các hồ tài liệu này phải chứng minh được là nhà xuất khẩu đã áp dụng đầy đủ và chính xác các qui trình chế biến nhằm loại bỏ, giảm bớt và/hoặc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh.
Hàng nhập không được di chuyển khi chưa được giám định và chưa thanh toán phí giám định. Thông tin chi tiết về yêu cầu giám định có thể tìm thấy trong cuốn Hướng dẫn về các yêu cầu pháp qui Canada và thủ tục kiểm tra đối với cá nhập khẩu trên trang web: www.inspection.gc.ca .
Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, sáng 31-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố tổ chức Hội thảo chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020.