- Xuất khẩu thủy sản năm 2009 có thể đạt 4,4 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản trong tháng 10/2009 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của 10 tháng năm 2009 lên 3,488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008.
- Phát triển ngành thủy sản bền vững
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới. Sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặt hàng thủy sản càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các qui định của WTO... Việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển và tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản là rất cần thiết và cấp bách!
- Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn
Mặc dù đã có hẳn một “chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020” nhưng hiện vẫn còn rất nhiều điều phải bàn. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhìn nhận: Hiện nay, Hiệp hội vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn, chưa có mô hình tổ chức tiên tiến hơn và phương thức hoạt động hiệu quả cho thời kỳ hội nhập.
- Thủy sản Việt Nam: Nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh
Ngành thủy sản Việt Nam đang ở tình trạng: Quy hoạch nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính chiến lược dẫn đến "khủng hoảng" nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu; sản phẩm cạnh tranh kém.
- Những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy hải sản sang Nga
Theo Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương, phía Liên bang Nga đã nới lỏng hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu vào thị trường này. Dưới đây là danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga tính đến đầu tháng 5 năm 2009.
- Một số khó khăn và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay và thời gian tới
Hiện nay, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác của Việt Nam hàng năm đạt trên 4,1 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,15 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ,Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, các nước ASEAN.
- Xuất khẩu thủy sản: Phải tự chứng tỏ mình
Các thông tin bất lợi cho thủy sản Việt Nam liên tục xuất hiện ở một số thị trường quan trọng như Nga, Ai Cập, Italy đã khiến không ít doanh nghiệp trong nước rơi vào khó khăn.
- Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 2
Ngành công nghiệp thủy sản Hàn Quốc đã rất thành công trong việc phát triển thị trường thủy sản nội điạ nhờ vào đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản, nâng cao chất lượng, nâng cấp công nghệ chế biến. Đặc biệt là những nỗ lực cuả ngành nhằm thay đổi quan niệm cuả người tiêu dùng về thủy sản, đây là một loại thức ăn tốt cho sức khỏe hơn là thịt gia cầm, gia súc.
- Báo cáo tổng quan thị trường thủy sản Hàn Quốc - Phần 1
Sản xuất thủy sản nội điạ của Hàn Quốc trong những năm gần đây không tăng là do sự suy giảm nguồn lợi tại những vùng biển ven bờ và hiệu lực cuả các Khu đặc quyền Kinh tế của các nước láng giềng. Số lượng tàu đánh bắt giảm liên tục trong vòng 5 năm qua do nguồn nguyên liệu đang mất dần và do chương trình cắt giảm tàu đánh bắt cuả chính phủ Hàn Quốc nhằm mục đích quản lý các tàu bè và để tránh tình trạng khai thác quá mức.
- Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (1)
Ngày càng nhiều các loại thủy sản sống được đưa vào phục vụ trong các nhà hàng, quầy thực phẩm ở Canada, phổ biến nhất là các loại cá bơn, cá mú, cá chỉ vàng đỏ và cá kiếm. Một trong những nguyên nhân chính về sự phổ biến dùng thủy sản là người tiêu dùng Canada quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như người Canada gốc Ấn, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.
- Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (2): Yêu cầu về chất lượng, bao bì và vệ sinh an toàn thực phẩm
Các tài liệu chứng minh quy trình chế biến thích hợp đối với hải sản đóng hộp và hải sản ăn liền cho từng sản phẩm phải được gửi trước hoặc gửi cùng chuyến hàng đầu tiên của từng nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu lưu giữ tại Canada bản copy để CFIA tiện kiểm tra. Các hồ tài liệu này phải chứng minh được là nhà xuất khẩu đã áp dụng đầy đủ và chính xác các qui trình chế biến nhằm loại bỏ, giảm bớt và/hoặc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh.
- Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada(3): Các quy định về nhập khẩu
Hàng nhập không được di chuyển khi chưa được giám định và chưa thanh toán phí giám định. Thông tin chi tiết về yêu cầu giám định có thể tìm thấy trong cuốn Hướng dẫn về các yêu cầu pháp qui Canada và thủ tục kiểm tra đối với cá nhập khẩu trên trang web: www.inspection.gc.ca .
- Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015
Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
- Hội thảo chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam, sáng 31-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố tổ chức Hội thảo chiến lược phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
- Cơ hội cho thủy sản Việt Nam sang Brazil
Danh sách 60 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu mặt hàng này sang Brazil vừa được công bố.