Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giáng Sinh muôn nơi

Tại Venezuela, vào ngày 16 tháng 12 các gia đình thường đem ra bày biện trang trí nhà cửa với những hình tượng, tranh ảnh miêu tả cảnh Chúa Giáng Sinh.

Hầu hết người Venezuela đều tham dự một trong chín buổi lễ hát mừng Giáng sinh mà họ cho là rất quan trọng. Buổi lễ cuối cùng diễn ra trong đêm Giáng sinh Nochebuena de Navidad. Các gia đình tham dự buổi lễ vào tối hôm đó rồi quay trở về nhà ăn một bữa tối thịnh soạn.

Vào ngày 6 tháng 1, khi thức giấc, trẻ em Venezuela sẽ thấy rằng cái mũ rơm mà các em để bên cạnh giường của mình đêm hôm trước đã biến mất và thế chỗ vào đó là các thứ quà tặng. Và khi các em nhìn vào trong gương, nếu thấy có một vết mờ trên má, các em sẽ hiểu rằng Balthasar, vua của người ?-ti-ô-pi-a đã hôn các em trong lúc các em đang ngủ.

Sicily

Người Sicily sẽ ăn kiêng từ lúc mặt trời lặn của ngày 23 tháng 12 cho tới lúc mặt trời lặn ngày 24 tháng 12. Sau đó họ đốt một thanh củi lớn mà họ đã đốn vào đêm Noel. Sau khi hát và cầu nguyện quanh Presepio, bữa tiệc bắt đầu. Thức ăn được dọn ra ăn có thể gồm có lươn và chim chiền chiện, mì nấu, cá, bánh ngọt và Torrone, một loại kẹo nuga.

Vào ngày 6 tháng 1, trẻ em thường được La Befana ghé thăm. Người ta bảo rằng bà ta quá bận lau rọn nhà cửa của mình đến mức quên cả việc đi ra ngoài với ba người đàn ông thông minh tới Bethlehem. Bà ta còn được coi là một mụ phù thuỷ. Trẻ em thường treo bít tất của mình lên để bà ta nhét vào đó đồ chơi và quà tặng.

Pakistan

Ở Pakistan, ngày 25 tháng 10 là ngày nghỉ, ngày tưởng niệm Jinnah - người thành lập đất nước Pakistan. Tại các gia đình theo đạo Cơ đốc giáo, người ta ăn mừng Giáng sinh với phong tục trao đổi tặng phẩm và bưu thiếp, mặc những quần áo mới và đi thăm viếng bạn bè. Họ có một buổi lễ nhà thờ trong ngày Giáng sinh, còn được gọi là Bara Din - ngày lễ lớn.

Trung Quốc

Trẻ em Cơ đốc giáo ở Trung Quốc trang trí các cây thông bằng cách treo lên đó những đồ trang trí đủ màu sắc, được làm từ giấy theo hình dáng của những bông hoa, vòng dây và đèn lồng. Họ cũng treo các bít tất dài làm bằng vải mỏng với hy vọng rằng ông già Noel sẽ để quà tặng vào đó.

Những người không theo đạo gọi quãng thời gian này là lễ hội mùa xuân và tổ chức ăn mừng bằng nhiều ngày hội với những bữa ăn ngon và tỏ lòng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Tại Trung Quốc người ta cũng coi trẻ em là trung tâm của các lễ hội, các em được tặng quần áo mới và đồ chơi, được ăn những món ăn ngon và xem pháo nổ.

Ai Cập

Coptic là Giáo phái Chính thống tại Ai Cập và ngày lễ Giáng sinh của giáo phái này được tổ chức vào ngày 7 tháng 12. Mùa vọng (quãng thời gian trước ngày Thiên chúa Giáng sinh) kéo dài bốn mươi ngày và trong thời kỳ này, người ta thường sẽ ăn kiêng, không ăn thịt hay các sản phẩm từ sữa. Một số người chỉ ăn kiêng trong tuần cuối cùng của Mùa vọng.

Trong đêm Giáng sinh, mọi người đến nhà thờ với những bộ cánh mới tinh. Lễ Giáng sinh kết thúc vào lúc nửa đêm với những tiếng chuông nhà thờ, sau đó mọi người trở về nhà ăn một bữa ăn Giáng sinh đặc biệt gồm có bánh mỳ, cơm, tỏi và thịt luộc.

Vào buổi sáng của ngày lễ Giáng sinh, ở Ai Cập và các nước khác thuộc vùng Trung Ðông, người ta đến thăm bạn bè và hàng xóm. Họ đem theo một loại bánh bơ giòn gọi là kaik để tặng những người mà họ tới thăm. Loại bánh này thường được dùng làm đồ nhắm khi uống rượu. Ngày lễ Giáng sinh là ngày nghỉ đối với những người theo đạo Cơ đốc giáo.

Ba Lan
 
Giáng sinh là nghi lễ không thể thiếu được ở Ba Lan, được kết thúc bằng buổi lễ ‘Vidual’ tổ chức ở nhà vào đêm Giáng sinh. Trước khi Giáng sinh tới, mọi người thường quan tâm đến việc cùng chia sẻ và kết nối lại tình bạn để cho lễ kỉ niệm vào đầu mùa đông sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa thời tiết và tinh thần của Giáng sinh. Lòng hiếu khách rất quan trọng. Những ngọn nến chiếu sáng ở mỗi ô cửa sổ để đón chào Chúa. Cây thông Noel được trang trí bằng hoa quả thật và bánh bích quy, cùng với cả các đồ trang trí khác hoặc giấy cắt và quả trứng ngộ nghĩnh.

Nga
 
Giống như ở Ucraina, người Nga tổ chức lễ Giáng sinh theo ngày lễ chính thống vào vào mùng bảy tháng Giêng. Thánh Nicholai đặc biệt phổ biến ở Nga. Truyện kể rằng vào thế kỉ XI, hoàng tử Vladimia lên đường tới vùng Constantinov để được rửa tội và trở về với nhiều câu chuyện kì lạ do thánh Nicholai la tạo nên. Kể từ đó tên thánh được dùng để đặt cho nhiều nhà thờ chính thống ở miền Ðông. Và cho đến tận bây giờ Nicholai là một trong những tên phổ biến nhất dùng để đặt cho các bé trai Nga. Lễ thánh Nicholai (6/12) được tổ chức nhiều thế kỉ nay, nhưng sau cách mạng vô sản, lễ kỉ niệm này bị cấm. Trong suốt thời kì cộng sản cầm quyền, hình tượng thánh Nicholai được chuyển thành Cha Frost, Dyed Maroz. Cha trông giống ông già Tuyết với chiếc áo dài màu đỏ, râu bạc như cước và đôi ủng đen. Cha có một người đi theo mình để giúp đỡ gọi là cô gái tuyết (Snow Girl) và vào ngày đầu năm mới nhày quan trọng nhất trong dịp lễ. Họ vừa đi vừa rung lên những tiếng chuông leng keng nghe thật vui tai. Cha Frost chia quà cùng với những chiếc bánh ngọt thơm lừng mùi gia vị cho bọn trẻ con. Một trong những món quà truyền thống là bộ búp bê Matryoshka. Nó đọc đáo ở chỗ khi được mở ra, ta thấy những búp bê nhỏ lần lượt xuất hiện trong những búp bê lớn làm mọi người ngặc nhiên thích thú.

Những truyền thống tôn giáo khác cũng bị cấm trong thời kì cộng sản. Trước cách mạng, một nhân vật gọi là Baboschaka thường đem quà đến cho trẻ con. Giống như La Befana ở ý, truyện kể rằng Baboschaka không thể phân phát thức ăn và nơi ở cho ba người đàn ông ngoan đạo trong suốt chuyến đi gặp Chúa của mình. Theo truyền thuyết thì trong suốt mùa Giáng sinh, Baboschaka vẫn đi khắp các vùng quê để tìm Chúa mới Giáng sinh và đến thăm các gia đình có trẻ nhỏ. Baboschaka không bao giờ biến mất hoàn toàn và giờ đây trong thời kì hậu xã hội chủ nghĩa, bà lại trở lại. Người Nga không trang trí cây thông Noel nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evegreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là cây năm mới.

Vì những tín đồ Thiên Chúa giáo thường là thành viên của nhà thờ chính thống ở miền Ðông nên họ thường ăn chay cho đến tận ngày mà nhà thờ làm lễ Giáng sinh. Khi những ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời, 12 chu trình ăn chay bắt đầu. Mỗi chu trình dành cho một trong mười hai tông đồ truyền đạo của Chúa. Bữa tối vào đêm Giáng sinh tuy không có thịt nhưng rất vui. cá thay cho thịt và có súp củ cải, bắp cải nhồi kê và hoa quả được nấu chín. Thực đơn quan trọng của đêm Giáng sinh là món cháo yến mạch đạc biệt gọi là ‘kutya’. Nó được nấu chín từ lúa mì hoặc các loại lúa mạch khác. Ví dụ như lúa mì để nguyên hạt, ngâm trong nước (là biểu tượng của hi vọng và sự bất tử) và ướp với mật ong và nhửng hạt anh đào đã nghiền nát (biểu tượng của hạnh phúc, thành công và sự an bình). Món kutya được ăn trong những bữa ăn bình dan thể hiện sự đoàn kết. Cỏ khô được rải trên sàn và bàn ăn vì mọi người đều mong muốn sẽ có đủ thức ăn cho gia súc trong năm đó. Mọi người còn giả tiếng kêu cục tác của gà hi vọng có một năm có nhiều trứng.

Hà Lan

Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 5 tháng 12- đêm thánh Ni-kô-la. Món quà của thánh Ni-kô-la tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amstedam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người More. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.

(Theo travel)

  • Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới
  • Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan
  • Vì sao Bangkok hấp dẫn du khách quốc tế?
  • Mùa thu Sydney
  • Cùng đón Tết té nước của người Thái tại Bangkok
  • Hơn 14.000 ông già Noel xuống phố
  • Tuyết rơi trắng trời ở Áo
  • Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh
  • Những nét độc đáo ngày Giáng sinh
  • May - Tết cổ truyền ở Lào
  • 10 du thuyền lớn nhất thế giới
  • Thăm thành phố trẻ và năng động nhất Đông Nam Á
  • Chùm ảnh: “Núi lửa đáng sợ nhất thế giới” thức giấc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com