Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguồn gốc các phong tục Giáng Sinh

Là một trong những lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của các nước phương Tây, lễ Giáng Sinh là dịp mọi người trao nhau những món quà, những lời chúc tốt đẹp và đón chào một năm mới hạnh phúc. Nhân mùa Giáng Sinh, mời bạn hãy tìm hiểu một một số phong tục độc đáo trong ngày lễ trọng đại này nhé!

Cây thông Giáng Sinh
 


Tục lệ trang hoàng bằng cây thông cũng bắt nguồn từ trước khi có đạo Thiên Chúa. Ở Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, cây thông được thay bằng hoa vì ngày trước các nhà thờ cho rằng cây thông gắn liền với những ngày lễ hội của những người không có đạo thuở xưa. Ở Thụy Điển, người ta cũng dùng hoa vì cây thông là biểu tượng của chết chóc và tang thương. Ngoài cây thông, cây ô rô cũng xuất hiện vào dịp lễ Giáng Sinh vì những chiếc lá gai góc của nó rất phù hợp để tượng trưng cho vòng gai của Chúa Cứu Thế, còn những quả tròn mọng đỏ tươi thì tượng trưng cho những giọt máu của Người.
 


Tuy nhiên, cây thông Giáng Sinh mới được phổ biến cách đây không lâu, bắt đầu từ nước Đức. Nó được sách vở nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1605, trong một cuốn niên lịch Đức, nhưng người Đức thường kể rằng nhà thần học kiêm tác giả nổi danh Martin Luther đã khởi xướng tập tục này từ trước đó khoảng nửa thế kỷ. Ông là người đầu tiên đặt những ngọn nến lên cây thông để tượng trưng với các con rằng đó là những vì sao đêm Giáng Sinh. Đến đầu thế kỷ XIX, tục lệ trang trí cây thông đã phổ biến hầu như khắp nước Đức, và bắt đầu lan sang các nước vùng Bắc Âu và Mỹ. Tuy thế cho đến nay tục lệ này vẫn chưa thịnh hành ở một số nước như Ý, Tây Ban Nha và các nước vùng Châu Mỹ La tinh.
 

Máng cỏ

Thực ra ở những nước mà đa số theo đạo Thiên Chúa, không phải cây thông mà máng cỏ mới là phần đặc sắc của ngày lễ Giáng Sinh. Máng cỏ hay còn gọi là hang đá, hang lừa là một mô hình thu nhỏ nơi Chúa đã chào đời với đầy đủ những hình người và xúc vật bé xíu. Người Ý gọi máng cỏ là presepio, người Tây Ban Nha gọi là nacimiento, người Anh gọi là manger scene, còn ở Pháp thì người ta gọi là crèche. Hầu như ở mỗi nhà thờ đều có máng cỏ, nhưng chiếc máng cỏ ở mỗi gia đình mới là cái mang ý nghĩa sâu sắc hơn cả. Người ta nói rằng người khởi xướng cái tục lệ đáng yêu này là thánh Francis. Đêm Giáng Sinh năm 1224, ông đã dựng lên trong một ngôi giáo đường ở một làng gần Assissi, Ý, một chiếc hang đá có cả người thật và gia súc thật diễn lại các vai như câu chuyện ngày xưa Chúa chào đời .
 


Thường máng cỏ được làm dưới dạng núi đá rêu phong hoặc bị cỏ cây vây phủ. Tượng Joseph và Mary được đặt cạnh chiếc nôi, phía sau là các súc vật và mục đồng.... Phía trên hang đá là thiên thần, hoặc một ngôi sao sáng hoặc có thể là một con bồ câu trắng. Cả nhà sẽ cùng nhau làm máng cỏ và đặt trên bàn ở một góc phòng khách trong suốt mùa lễ Giáng Sinh. Các bức tượng xinh xinh nhiều màu sắc thường làm bằng thạch cao như ở Tây Ban Nha và nhiều vùng ở Pháp, còn ở Ý, người ta làm bằng đất hay bằng gỗ. Chập tối đêm Giáng Sinh, trẻ em sẽ thắp sáng máng cỏ bằng nến, ở Pháp, chúng còn thắp bằng nến ba màu để tưởng nhớ Chúa Ba Ngôi. Và hằng đêm máng cỏ lại được thắp sáng, đến đêm thứ 12 sau Giáng Sinh thì được cất đi dành cho mùa lễ năm sau.

Thánh ca Giáng Sinh

Trong tiếng Anh, những bài hát vui đêm Giáng Sinh được gọi là Carol, tiếng Pháp là Noel, tiếng Ý là Pastorelles và tiếng Đức là Kristilieder. Chúng bắt nguồn có lẽ từ các nhà thờ xưa, nơi thường diễn những vở kịch nhớ về sự ra đời của Chúa và có kèm theo những bài hát vui. Ngày nay, những bài thánh ca Giáng Sinh đã được sáng tác thêm rất nhiều, một số ngợi ca Thiên Chúa, một số khác có nội dung mừng lễ hội. Một trong những bài thánh ca nổi tiếng và được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới là "Silent Night, Holy Night".

Ông già Noel và tục tặng quà Giáng Sinh

 
 Tặng quà là một tục lệ rất quan trọng của lễ Giáng Sinh. Tập tục này dường như bắt nguồn từ thói quen của người La Mã xưa hay tặng quà vào những lễ hội mùa đông hay Tết dương lịch. Theo truyền thuyết Kinh Thánh, sau khi Chúa Hài Đồng ra đời được 12 ngày thì Ba Vua mang lễ vật đến dâng nên ngày nay, ở Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, 12 ngày sau đêm Giáng Sinh trẻ em mới được tặng quà.

 

Ở nhiều nước Bắc Âu, quà Giáng Sinh được trao tặng từ trước đó gần ba tuần, vào ngày lễ thánh Nicholas. Ông là một vị Giám Mục hồi thế kỷ thứ IV, được xem là một người bạn đặc biệt, người che chở của trẻ em. Và giờ đây ở Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Áo và nhiều nước khác, vào đêm thánh Nicholas hằng năm, ông lại quay về tặng quà cho những trẻ em ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan. Đó chính là Ông Già Noel.

Trẻ con Anh, Mỹ gọi Ông già Noel là Father Christmas, Santa Claus hay Saint Nick, đó chẳng qua là một dạng của chữ Saint Nicholas. Những người Hà Lan sống ở New York đã du nhập Ông Già Noel vào đất Mỹ. Họ gọi Thánh Nicholas là "Sankt Klaus " và cuối cùng là " Santa Claus". Ông già Noel rất vui nhộn, béo tốt tượng trưng cho lòng đại lượng và các loại thức ăn bổ dưỡng. Ông luôn mặc quần áo đỏ tượng trưng cho sự nồng nhiệt và chân thành. Vì Ông già Noel xuất hiện vào mùa đông, nên không ai ngoài lũ hươu kéo xe trượt tuyết đưa ông đi khắp nơi. Ông sống ở Bắc Cực và đã rất già nên râu tóc trắng xóa, nhưng đôi má lại đỏ ửng như em bé, hai mắt lấp lánh. Trên vai ông bao giờ cũng có một cái bị khổng lồ dựng đầy đồ chơi và quà bánh cho thiếu nhi. Đêm Giáng Sinh, khi bọn trẻ đã ngủ, ông sẽ tụt ống khói vào nhà bỏ quà vào những chiếc vớ chúng treo sẵn ở đầu giường kèm theo lời chúc Giáng Sinh vui tươi .

 

(Theo travel)

  • Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới
  • Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan
  • Vì sao Bangkok hấp dẫn du khách quốc tế?
  • Mùa thu Sydney
  • Cùng đón Tết té nước của người Thái tại Bangkok
  • Sự ra đời của thiệp Giáng Sinh
  • Bethlehem và huyền thoại Giáng Sinh
  • Mọi con đường đều có thể ra khỏi Roma!
  • Những bức ảnh 'để đời' về thế giới động vật
  • Hình ảnh cận cảnh đầu tiên về sao chổi Hartley 2
  • Ngày hội của những chú hề
  • Con cá khô ở Nuwara Eliya
  • Lễ hội võ thuật Thiếu Lâm khai mạc rầm rộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com