Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Du lịch hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Với những tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, cộng với sự chủ động vào cuộc, du lịch Việt Nam đang có nhiều cơ hội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là sau khi Việt Nam lọt vào nhóm 20 điểm đến yêu thích theo khảo sát mới đây của Tạp chí du lịch Conde Nast Traveller.       
                                                                                                                                                                  Theo Theo đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành và các chuyên gia trong ngành, du lịch Việt Nam mấy năm gần đây hầu như không có mùa thấp điểm, lượng khách quốc tế luôn luôn tăng. Riêng trong 9 tháng đầu năm nay, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như kinh tế toàn cầu, vẫn có hơn 3,3 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến, cả năm con số này sẽ là khoảng 5 triệu lượt người, với lượng ngoại tệ thu được đạt khoảng 5 tỷ USD.

Ngoài bờ biển kéo dài cả ngàn cây số với nhiều bãi tắm hoang sơ, những khu an dưỡng, khu du lịch sinh thái, Việt Nam còn đặc biệt hấp dẫn du khách bởi nhiều di tích văn hóa cổ, lễ hội truyền thống độc đáo của các dân tộc thiểu số, sự phong phú của những sản phẩm thủ công và đặc sản ẩm thực. Những ngôi nhà thờ mang dấu ấn từ thời Pháp thuộc hay những địa danh gắn liền với những chiến tích của một thời chiến tranh cũng luôn kích thích sự khám phá của du khách.

Việt Nam và những địa danh của Việt Nam được nhắc đến ngày một nhiều hơn trong các cuộc bình chọn về du lịch trên thế giới và khu vực diễn ra  thường xuyên hàng năm như bình chọn điểm đến hấp dẫn, resort đẹp nhất, khách sạn được ưa chuộng nhất....

Theo Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 đã được Chính phủ phê duyệt, du lịch được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn và hướng đến mục tiêu trở  thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực.

Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đang được đặc biệt quan tâm để thực hiện mục tiêu này. Cùng với việc tổ chức  các hoạt động du lịch trong nước, tham gia các sự kiện du lịch ở nước ngoài, ngành du lịch còn chủ động tăng cường hợp tác với các kênh truyền hình trong và ngoài nước như VTV, CNN, BBC để xây dựng nhiều chương trình quảng bá về đất nước con người Việt Nam.

Bên cạnh việc tập trung đầu tư cho khâu bị coi là yếu kém nhất hiện nay là vấn đề nhân lực, ngành du lịch cũng có kế hoạch tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, khuyến khích việc xây dựng thêm khách sạn cao cấp để có thể bổ sung khoảng 7.000 phòng ở chất lượng cao từ nay đến năm 2010.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp này cần phải tuân thủ sự chỉ huy của một “nhạc trưởng” trong quản lý hành chính nhà nước nhằm phát huy sức mạnh của các doanh nghiệp, khai thác tiềm năng sẵn có một cách hợp lý để phát triển du lịch bền vững, thay vì tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch, dàn trải “mạnh gia người ấy làm” như hiện nay.

Tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay đều chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đầu tư vào đó món tiền không nhỏ, tổ chức nhiều sự kiện du lịch hàng năm nhưng lợi nhuận thu được không là bao, trong khi môi trường và các giá trị văn hoá chưa được giữ gìn, phát huy đúng mức.

( Theo TTXVN )

  • ADB hỗ trợ phát triển du lịch tại Việt Nam và Lào
  • Nam Hải được chọn là resort biển tốt nhất châu Á
  • Thêm một khách sạn 4 sao tại Đà Lạt
  • Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam-Nam Phi
  • Thẩm định hồ sơ hãng hàng không tư nhân thứ 3 tại VN
  • Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam-Hàn Quốc
  • Tăng cường hợp tác du lịch VN-Nhật Bản
  • Hàn Quốc, Nhật Bản khảo sát du lịch Nha Trang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com