Một góc của thác Bản Giốc, Cao Bằng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ngày 21/11, tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo liên kết phát triển du lịch "Về nguồn Việt Bắc."
Tham dự Hội thảo có đại diện sáu tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Viện nghiên cứu phát triển du dịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhấn mạnh Việc Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, là nơi có nhiều cảnh quan hùng vĩ, đa dạng về mặt sinh thái và văn hóa. Tuy nhiên, để Việt Bắc trở thành thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch thống nhất. Đặc biệt, các tỉnh cần phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa...
Tại Hội thảo đại diện cơ quan quản lý du lịch sáu tỉnh trên (gọi tắt VB6) đã thống nhất chương trình hành động liên kết phát triển du lịch 2011-2015 với nội dung hàng năm, luôn phiên mỗi tỉnh đứng ra chủ trì chương trình liên kết phát triển du lịch "Về nguồn Việt Bắc" để trao đổi rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp hỗ trợ lẫn nhau. Xây dựng sản phẩm chung để tạo hình ảnh điểm đến chung của Việt Bắc; tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động liên tỉnh.
Thống nhất đưa vào sử dụng logo và khẩu hiệu chung quảng bá cho du lịch Việt Bắc giai đoạn 2011-2015 vào thời gian sớm nhất để thực hiện chương trình xúc tiến quảng bá chung lồng ghép trong xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia và từng địa phương. Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, trong đó tập trung vào các nội dung: giao lưu văn hoá du lịch, hội chợ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tham khảo chính sách, phổ biến những điển hình trong phát triển du lịch...
Cũng tại hội thảo các đại biểu đã nêu ra những bất cập trong việc phát triển du lịch khu vực Việt Bắc hiện nay đó là manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể. Việc khai thác tài nguyên quá mức, thiếu quy hoạch đã làm suy kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự giảm tính hấp dẫn ở nhiều điểm du lịch. Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong khu vực Việt Bắc đang bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng...
Việt Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch biên giới, với những điểm di tích nổi tiếng như: Khu du lịch lịch sử và sinh thái Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) - Thủ đô kháng chiến; các di tích thuộc ATK (an toàn khu) Định Hóa (Thái Nguyên)... hay những địa danh như Suối Lê Nin, hang Pắc Bó (Cao Bằng) - cội nguồn cách mạng; hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - một trong hai hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới; Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) - thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu...
Ngoài ra, Việt Bắc còn được biết đến là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với những điệu hát sli của dân tộc Nùng, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu... làm say đắm lòng người.
Theo thống kê, năm 2009, các tỉnh Khu vực Việt Bắc đã đón hơn 4,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế hơn 520.000 lượt người, doanh thu hơn 1.710 tỷ đồng; năm 2010, dự kiến sẽ đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 539.000 lượt người, doanh thu đạt 1.894 tỷ đồng./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Mùa Giáng sinh và Tết Dương lịch năm nay đều rơi vào ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, các công ty lữ hành đã giới thiệu nhiều chương trình hấp dẫn để cho khách lựa chọn, đăng ký sớm.
Tuần qua là một dấu mốc thật đáng nhớ khi chứng kiến sự khánh thành của những khách sạn mới ở New York, Mỹ và sự hoạt động trở lại của các hệ thống khách sạn khác ở Australia và Thụy Điển.
Tổ chức lao động thế giới (ILO) ngày 19/11 cho biết du lịch quốc tế sẽ phát triển mạnh trong thập kỷ tới, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 296 triệu việc làm vào năm 2019.
Hiện có khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây là những khách hàng tiềm năng mà các hãng lữ hành du lịch Việt Nam đang quan tâm.
Tuần Văn hóa - Du lịch Tuyên Quang năm 2010 với chủ đề "Từ Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến đến những miền di sản" sẽ khai mạc vào 19h30 ngày 20/11/2010 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang.
Tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ Việc liên kết và hợp tác để phát triển du lịch, không chỉ trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, hợp tác quảng bá, tổ chức các sự kiện, mà trước hết, là liên kết để quy hoạch phát triển, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc thù, không chồng chéo và có thể bổ trợ cho nhau.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”