Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành du lịch hướng tới mục tiêu 22 triệu lượt khách trong nước và 4,3 triệu lượt khách quốc tế

Năm 2009, mục tiêu của ngành du lịch là triển khai quyết liệt và hiệu quả Chương trình hành động "Ấn tượng Việt Nam", nhằm thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch trong nước.
 

Ðây được coi là giải pháp cấp bách hữu hiệu nhất, nhằm thu hút khách du lịch tới Việt Nam trong tình hình nhu cầu du lịch toàn cầu đang giảm mạnh. Một nhóm giải pháp lâu dài hướng đến sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam cũng sẽ được triển khai trong năm 2009 như: triển khai đồng bộ việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới, tăng cường quảng bá, xúc tiến...

 


Chương trình "Ấn tượng Việt Nam" được các doanh nghiệp lữ hành, vận tải, cơ sở lưu trú hưởng ứng tích cực. Các doanh nghiệp đã xây dựng tua dành riêng cho các thị trường khách quốc tế như: ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp - Tây Âu, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân. Với khách trong nước cũng có nhiều sự lựa chọn, với mức giá bình dân.

 


Theo chương trình này, khách du lịch quốc tế và trong nước khi mua các tua trọn gói đều được giảm giá về khách sạn lưu trú, phương tiện vận chuyển, dịch vụ mua sắm, giá tua... Mức giảm giá cao nhất có thể lên tới 50%. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch: đã có 80 cơ sở lưu trú, trong đó có cả khách sạn 4-5 sao ở các thành phố lớn, khu du lịch nổi tiếng, gần 40 công ty lữ hành chính thức tham gia chương trình "Ấn tượng Việt Nam".

 


* Khánh Hòa phát triển nhanh các ngành công nghiệp thế mạnh ở địa phương như sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, cơ khí sửa chữa, chế tạo, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm,  thủy  sản...  Ðặc  biệt  là công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm như Vân Phong, Nha Trang, Bắc bán đảo Cam Ranh, các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm, Nha Trang...

 


Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 300 km, lợi thế về đánh bắt và chế biến thủy sản. Ðể phát huy các lợi thế này, tỉnh đã chú trọng các giải pháp thúc đẩy các ngành nghề trên phát triển ổn định, bền vững, tạo thế cạnh tranh hiệu quả với các địa phương bạn. Trước mắt, tỉnh đầu tư cơ  sở hạ tầng, đổi mới kỹ thuật, công nghệ; thực hiện các biện pháp kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

 


Hiện nay, ngoài các cơ sở sửa chữa tàu thuyền công suất nhỏ, phục vụ đánh bắt thủy sản thuộc các huyện, thị xã, thành phố, trên địa bàn Khánh Hòa còn có một số cơ sở đóng mới tàu biển lớn như Công ty công nghiệp tàu thủy Nha Trang, Nhà máy đóng tàu biển Cam Ranh (thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin), Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin (liên doanh với Hàn Quốc). Riêng ngành công nghiệp đóng mới tàu biển đã mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương cả về lĩnh vực giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngân sách. Chỉ tính khu kinh tế Vân Phong năm 2008 đã đạt doanh thu 3.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 178 triệu USD, nộp ngân sách hơn 120 tỷ đồng.

(Theo TTXVN)

  • 10 tỷ đồng tài trợ cho Festival biển Nha Trang
  • CÙNG NHAU ĐƯA NGÀNH DU LỊCH VƯỢT KHÓ: Bài 2: Liên kết giữa Đà Nẵng và miền Trung
  • "Ấn tượng Việt Nam", thuốc bổ cho du lịch nước nhà?
  • Du khách Trung Quốc lũ lượt đổ về Malaysia
  • Các kỳ nghỉ ngắn ngày giá rẻ được lựa chọn nhiều trong mùa du lịch 2009
  • Kích du lịch vượt sóng lớn
  • Chùm ảnh: "Lễ hội Xuân hồng 2009"
  • Kiến nghị giảm các loại thuế, phí để kích cầu du lịch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com