Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IMF thừa nhận sai lầm trong cảnh báo khủng hoảng tài chính

 

 
IMF cũng dự báo,kinh tế thế giới 2009 tồi tệ nhất trong 60 năm qua
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy chưa thực hiện tốt chức năng là một tổ chức giám sát tài chính toàn cầu.  


Trong một loạt nghiên cứu đánh giá những bài học đầu tiên của khủng hoảng, IMF cho rằng thiếu sự phối hợp trong quá trình giám sát và đưa ra những thông điệp không hiệu quả đã dẫn tới việc không phát hiện và cảnh báo thế giới về nguy cơ "quả bóng" tín dụng toàn cầu có thể bùng nổ, dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.


IMF cho rằng những cảnh báo trước khủng hoảng, kể cả cảnh báo của chính tổ chức này, đều rời rạc và thiếu cụ thể nên không đủ mạnh để hối thúc các nhà hoạch định chính sách hành động, chứ chưa nói đến thúc đẩy hành động chính sách tập thể.


Trong danh sách liệt kê những thất bại của mình, IMF thừa nhận việc giám sát của họ đã bỏ qua, hoặc đánh giá thấp các nguy cơ, trong khi những đánh giá kết quả kinh doanh lại khích lệ sự tự mãn.


Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược của IMF Reza Moghadam thừa nhận: "Chắc chắn có một số cảnh báo liên quan đến việc xuất hiện các nguy cơ trong mô hình ngân hàng và thị trường nhà ở của Mỹ. Tuy nhiên, những cảnh báo chính thức ở trong và ngoài IMF đều thiếu rõ ràng, thiếu chi tiết hoặc chưa quyết liệt để lôi kéo các nhà hoạch định chính sách".


IMF đã xác định những rủi ro tiềm tàng trong hàng loạt nghiên cứu và báo cáo về thực trạng của nền kinh tế toàn cầu. Song những thông điệp về những diễn biến toàn cầu thường được bảo mật và chìm trong các cuộc thảo luận kéo dài hoặc danh sách các mối quan tâm. IMF đánh giá thấp mối quan hệ giữa các rủi ro kinh tế vĩ mô và diễn biến trên các thị trường tài chính và nội địa.


Thể chế tài chính lớn này nhận thấy việc giám sát thường phản ánh quan điểm cho rằng các nước phát triển có lạm phát ổn định, tương đối thấp và ngành ngân hàng nhiều vốn có thể đứng vững trước bất cứ cú sốc nào trên thị trường vốn và nhà ở. IMF thừa nhận hành động chưa đủ, đặc biệt khi các chính phủ làm ngơ trước những nguy cơ mà IMF phát hiện. Thay vì công khai nói về những quan ngại của mình, IMF đã lùi lại và giảm nhẹ thông điệp.


Lâu nay, các nền kinh tế thị trường đang nổi lên đã khiếu nại về sự không công bằng của IMF và mong muốn quỹ này cũng chỉ ra những thiếu sót về chính sách tại các nước giàu. Các nước đang phát triển đang nỗ lực thúc đẩy để có thêm quyền bỏ phiếu trong IMF, tổ chức từ trước đến nay vẫn do Mỹ và châu Âu chi phối./.

( Theo VOV)

  • Khủng hoảng toàn cầu: Tai họa bắt đầu tư đâu?
  • Eurozone: Tháng 2, 300.000 người mất việc làm
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu
  • Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính
  • Dân châu Âu phẫn nộ vì suy thoái kinh tế
  • Hàn Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục từ 2005
  • EU cam kết chi hơn 100 tỷ USD cho Quỹ cứu trợ khủng hoảng kinh tế của IMF
  • Thị trường lao động toàn cầu sẽ đi về đâu ?
  • Thất nghiệp cao, Australia giảm lao động nhập cư
  • Nhu cầu trong nước giúp Việt Nam giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Năm 2010: Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng
  • Khủng hoảng kinh tế và vai trò của đầu tư
  • Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước
  • Hai cách nhìn về nguyên nhân khủng hoảng
  • IMF thừa nhận sai lầm trong cảnh báo khủng hoảng tài chính