Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước

Người dân Tây Ban Nha xếp hàng
tại một Trung tâm việc làm ở Kê-vin
để tìm kiếm công việc.
Vừa qua, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết số người thất nghiệp trong tháng 1 ở nước này là 198.838 người, tháng có số người thất nghiệp cao kỷ lục, đưa số người thất nghiệp ở Tây Ban Nha lên 3,33 triệu người.
 

 

Tây Ban Nha là nước có số người thất nghiệp nhiều nhất trong Liên hiệp châu Âu (EU) và con số này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực đồng euro như thế nào. Trong quý tư năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha tăng 13,9%  (3,2 triệu người). Dưới đây là số người thất nghiệp tại một số nước EU (xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh):

Áo: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,8% tháng 12-2008 lên 8,3% tháng 1 năm nay, tức là tăng từ 287.100 lên 301.500 người.

Anh: Tỷ lệ thất nghiệp tăng tháng thứ 11 liên tiếp từ 3,3% tháng 11-2008 lên 3,6% tháng 12-2008, tức là tăng từ 1.079.300 lên 1.157.200 người.

Croatia: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 13,2% tháng 11-2008 lên 13,7% tháng 12-2008, tức là từ 233.661 lên 240.455 người.

CH Séc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 5,3% tháng 11-2008 lên 6% tháng 12-2008, tức là từ 320.299 lên 352.250 người.

Ðan Mạch: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,9% tháng 11-2008 lên 2,1% tháng 12-2008. Chính phủ Ðan Mạch cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng lên 2,4% trong năm nay. Từ tháng 9-2008 số người thất nghiệp ở Ðan Mạch tăng 24%  (khoảng 11.200 người).

Pháp: Số người thất nghiệp ở nước này tăng lên 45.800 người trong tháng 12-2008. Ủy ban châu Âu dự tính tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp sẽ tăng lên 9,8 % trong năm nay.

Ðức: Số người thất nghiệp tăng từ 33.000 trong tháng 12-2008 lên 56.000 tháng 1-2009. Ðây là tháng thứ ba liên tiếp và là tháng có số người thất nghiệp cao nhất trong gần bốn năm. Số người thất nghiệp tăng  khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Ðức tăng từ 7,7% tháng 12-2008 lên 7,8% trong tháng 1-2009.

Hungary: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,7%  từ tháng 8 lên 7,8%  tháng 11-2008. Số người thất nghiệp tăng từ 327.900 tháng 8-2008 lên 329.600 tháng 11-2008.

Hà Lan: Tỷ lệ người thất nghiệp tăng từ 3,8% tháng 9 lên 3,9% tháng 12-2008. Số người thất nghiệp tăng từ 293.000 tháng 11 lên 300.000 người tháng 12-2008.

Na Uy: Tỷ lệ người thất nghiệp tăng từ 2% tháng 12-2008 lên 2,6% tháng 1-2009. Số người thất nghiệp tăng từ 64.926 tháng 12-2008 lên 71.013 người tháng 1-2009. Chính phủ Na Uy dự tính tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng lên 3,5% trong năm 2009.

Romania:  Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,1% tháng 11-2008 lên 4,4% trong tháng 12-2008. Số người thất nghiệp tăng từ 376.971 lên 403.441 người tháng 12-2008. Romania cho biết, nước này đang phải đối phó việc thiếu lực lượng lao động, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và chế tạo.

Slovakia: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,8% tháng 11 lên 8,39% tháng 12-2008. Số người thất nghiệp tăng từ 203.430 trong tháng 11 lên 218.920 tháng 12-2008.

Thụy Ðiển: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6,2% tháng 11 lên 6,4% tháng 12-2008. Số người thất nghiệp tăng từ 304.000 trong tháng 11 lên 309.000 tháng 12-2008.

Thụy Sĩ: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,7% tháng 11 lên 3% tháng 12-2008, mức cao nhất trong gần hai năm qua. Số người thất nghiệp tăng từ 107.652 tháng 11 lên 118.762 tháng 12-2008.

Theo Reuters

  • Khủng hoảng toàn cầu: Tai họa bắt đầu tư đâu?
  • Eurozone: Tháng 2, 300.000 người mất việc làm
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu
  • Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính
  • Dân châu Âu phẫn nộ vì suy thoái kinh tế
  • Hàn Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục từ 2005
  • EU cam kết chi hơn 100 tỷ USD cho Quỹ cứu trợ khủng hoảng kinh tế của IMF
  • Thị trường lao động toàn cầu sẽ đi về đâu ?
  • Thất nghiệp cao, Australia giảm lao động nhập cư
  • Nhu cầu trong nước giúp Việt Nam giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Năm 2010: Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng
  • Khủng hoảng kinh tế và vai trò của đầu tư
  • Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước
  • Hai cách nhìn về nguyên nhân khủng hoảng
  • IMF thừa nhận sai lầm trong cảnh báo khủng hoảng tài chính