Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thất nghiệp cao, Australia giảm lao động nhập cư

Trong bối cảnh phải chịu nhiều áp lực do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Chính phủ Australia dự định hạn chế cấp phép cho lao động nước ngoài có tay nghề đến nước này làm việc.

 

Đây sẽ là lần đầu tiên trong một thập niên qua, số lao động nhập cư thuộc diện này bị cắt giảm.

Bộ trưởng Bộ Nhập cư Australia Chris Evans cho biết chương trình tuyển dụng công nhân có tay nghề sẽ giảm từ 133.500 người xuống còn 115.000 người trong năm tới.

Thợ xây, thợ ống nước và thợ mộc là những ngành nghề bị ảnh hưởng bởi quyết định này, vì nhu cầu về thợ giảm sút do lĩnh vực xây dựng và kiến trúc phát triển chậm lại.
 
Chính phủ Australia nhắm vào vấn đề lao động nhập cư sau khi tỷ lệ thất nghiệp lên tới mức cao nhất trong 4 năm qua. Nhà chức trách nước này dự đoán tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ vượt quá 7% vào cuối năm nay.

Một số nhà kinh tế còn có cái nhìn ảm đạm hơn với dự đoán tỉ lệ thất nghiệp sẽ lên tới 11% khi nền kinh tế Australia đang rơi dần vào suy thoái.
 
Trước các triển vọng mờ mịt của thị trường lao động, các công đoàn tại Australia đang hối thúc chính phủ giảm thêm số lao động nhập cư có tay nghề./.

( Theo TTXVN)

  • Khủng hoảng toàn cầu: Tai họa bắt đầu tư đâu?
  • Eurozone: Tháng 2, 300.000 người mất việc làm
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu
  • Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính
  • Dân châu Âu phẫn nộ vì suy thoái kinh tế
  • Hàn Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục từ 2005
  • EU cam kết chi hơn 100 tỷ USD cho Quỹ cứu trợ khủng hoảng kinh tế của IMF
  • Thị trường lao động toàn cầu sẽ đi về đâu ?
  • Thất nghiệp cao, Australia giảm lao động nhập cư
  • Nhu cầu trong nước giúp Việt Nam giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Năm 2010: Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng
  • Khủng hoảng kinh tế và vai trò của đầu tư
  • Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước
  • Hai cách nhìn về nguyên nhân khủng hoảng
  • IMF thừa nhận sai lầm trong cảnh báo khủng hoảng tài chính