Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính

Thế giới đang bước vào làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính với đặc trưng là sự sa sút trong qui trình kinh doanh toàn cầu hơn là sự sa sút của bản thân thị trường tài chính.       
 

Đó là nhận xét của ông Stephen Roach, Chủ tịch Phân ban châu Á thuộc tập đoàn tài chính Morgan Stanley.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ông Roach cho rằng động lực gây nên làn sóng thứ hai trong cuộc khủng hoảng tài chính này là tình trạng giảm sút lợi nhuận của các công ty trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản vay ngân hàng và các thiết chế tài chính.

Làn sóng thứ nhất, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp, đã gây ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng và rộng khắp trong nền kinh tế thế giới.        

Trong bối cảnh suy thoái, giờ đây các thiết chế tài chính lại gặp khó khăn hơn trong việc thu hồi các khoản tiền cho vay, ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

Chủ tịch Roach cho rằng cuộc suy thoái hiện vẫn chưa chạm đáy, và năm 2009 sẽ là năm đầu tiên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới bị suy giảm kể từ cuối Chiến tranh Thế giới II đến nay.

Mặc dù đến quý III/2009 mức suy giảm sẽ không nặng nề như trong những tháng đầu năm 2009, song nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục sa sút.

Tình trạng sa sút diễn ra trên toàn thế giới. Tất cả các nền kinh tế phát triển đều lâm vào suy thoái, và đây là điều chưa từng thấy từ trước tới nay.

Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc, hoặc là phát triển chậm lại, hoặc cũng lâm vào suy thoái. Ông Roach dự đoán rằng kinh tế toàn cầu sẽ giảm sút cho đến cuối năm nay và có thể kéo dài đến đầu năm tới.         

Ông Roach cho biết thêm, tất cả các biện pháp kích thích mạnh mẽ mà các ngân hàng trung ương và các thiết chế tài chính trên thế giới thi hành cho đến nay vẫn không ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế.

Chính vì vậy, thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu chính là ở chỗ các chính sách kích thích này đã không đủ, hoặc không có hiệu quả để có thể ngăn chặn đà suy sụp./.

( Theo TTXVN)

  • Khủng hoảng toàn cầu: Tai họa bắt đầu tư đâu?
  • Eurozone: Tháng 2, 300.000 người mất việc làm
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu
  • Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính
  • Dân châu Âu phẫn nộ vì suy thoái kinh tế
  • Hàn Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục từ 2005
  • EU cam kết chi hơn 100 tỷ USD cho Quỹ cứu trợ khủng hoảng kinh tế của IMF
  • Thị trường lao động toàn cầu sẽ đi về đâu ?
  • Thất nghiệp cao, Australia giảm lao động nhập cư
  • Nhu cầu trong nước giúp Việt Nam giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Năm 2010: Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng
  • Khủng hoảng kinh tế và vai trò của đầu tư
  • Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước
  • Hai cách nhìn về nguyên nhân khủng hoảng
  • IMF thừa nhận sai lầm trong cảnh báo khủng hoảng tài chính