Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỹ năng thương lượng (15): Biết lắng nghe

 Để khám phá nhiều điều từ cuộc thảo luận, bạn hãy tập cách lắng nghe. Sự lắng nghe chủ động của bạn sẽ khuyến khích giao tiếp và khiến người khác thoải mái. Một người biết lắng nghe hoàn toàn tập trung vào người nói và thường có những đặc điểm sau:


* Nhìn vào mắt người nói


* Mỉm cười khi phù hợp


* Nhạy cảm với ngôn ngữ cơ thể


* Lắng nghe trước và đánh giá sau


* Không ngắt lời trừ khi yêu cầu làm rõ


* Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe bằng cách thỉnh thoảng lặp lại những gì được nói, chẳng hạn như: "Nếu tôi nghe
không lầm thì anh đang gặp rắc rối về…"


Lắng nghe là một trong những phương pháp tốt nhất để khuyến khích nhân viên nói, và bạn nên để cho nhân viên được nói phần lớn thời gian nếu mục đích của bạn là tìm hiểu vấn đề.


Đặt câu hỏi phù hợp


Việc đặt câu hỏi phù hợp sẽ giúp bạn hiểu được nhân viên và đi đến tận cùng của vấn đề về hiệu suất làm việc. Có hai loại câu hỏi: câu hỏi mở và câu hỏi đóng; mỗi loại đều đem lại một cách trả lời khác nhau. Câu hỏi mở là câu hỏi mời người nghe tham gia và chia sẻ ý kiến. Hãy dùng chúng để khuyến khích người khác nói và để:


* Tìm giải pháp thay thế: "Điều gì sẽ xảy ra nếu..."


* Khám phá thái độ hay nhu cầu: "Anh cảm thấy thế nào về tiến độ của chúng ta đến ngày hôm nay?"


* Thiết lập mức ưu tiên và cho phép chuẩn bị kỹ lưỡng: "Anh nghĩ những vấn đề chính với dự án này là gì?"


Trái lại, những câu hỏi đóng đem lại câu trả lời có hoặc không. Hãy dùng chúng để:


* Nhấn mạnh câu trả lời: "Có phải dự án đang theo đúng tiến độ không?"


* Khẳng định những gì mà nhân viên đã nói: "Vậy có phải khó khăn lớn của anh là lên kế hoạch làm việc không?"


Khi bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về những động lực làm việc cũng như cảm xúc của nhân viên, hãy dùng câu hỏi mở. Thông qua những câu hỏi đó bạn có thể nhận biết quan điểm và những suy nghĩ của nhân viên về vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra lời khuyên hiệu quả và chính xác hơn.


Nguồn: Kỹ năng thương lượng  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

  • Kỹ năng thương lượng (1): Lời giới thiệu
  • Kỹ năng thương lượng (2): Tạo động lực làm việc
  • Kỹ năng thương lượng (3): Mục tiêu
  • Kỹ năng thương lượng (4): Phần thưởng
  • Kỹ năng thương lượng (5): Mục tiêu và hoạt động
  • Kỹ năng thương lượng (6): Để việc thúc đẩy động lực làm việc trở nên hiệu quả
  • Kỹ năng thương lượng (7): Các đặc điểm của mục tiêu hiệu quả
  • Kỹ năng thương lượng (8): Vượt qua nỗi sợ hãi
  • Kỹ năng thương lượng (9): Ba sai lầm cần tránh
  • Kỹ năng thương lượng (10): Trao quyền chứ không quản lý vi mô
  • Kỹ năng thương lượng (11): Chuyển mục tiêu thành văn bản
  • Kỹ năng thương lượng (12): Kiểm tra hiệu suất làm việc
  • Kỹ năng thương lượng (13): Quan sát và thu thập dữ liệu
  • Kỹ năng thương lượng (14): Chuyển từ quan sát sang thảo luận
  • Kỹ năng thương lượng (15): Biết lắng nghe