Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỹ năng thương lượng (5): Mục tiêu và hoạt động

Nhiều người thường nhầm lẫn mục tiêu với hoạt động. Hoạt động mô tả cách con người sử dụng thời gian, còn mục tiêu là kết quả mà con người mong muốn đạt được.


Sự nhầm lẫn hai khái niệm này có thể dẫn đến nhiều hoạt động có chủ ý tốt nhưng không đem lại nhiều kết quả tích cực. Hãy xem những ví dụ sau:


Nỗ lực thiết lập mục tiêu thông qua bản mô tả công việc của nhân viên đôi khi cũng là nguyên nhân gây nên sự nhầm lẫn. Đây là bản mô tả sơ lược về công việc, các chức năng cần thiết, mức độ quyền hạn, các mối quan hệ báo cáo, giờ giấc, và các phẩm chất cần phải có. Bản mô tả công việc thường đề cập đến nội dung công việc hơn là các mục tiêu mà nhà quản lý và cấp dưới nhất trí theo đuổi. Hãy xem bản mô tả công việc sau:


Với vai trò là trợ lý giám đốc, nhân viên sẽ lập kế hoạch, xếp lịch và điều phối các cuộc họp cho giám đốc; ghi chép và chuyển ngữ các biên bản họp; quản lý và theo dõi các hình thức giao tiếp (điện thoại, fax, và e-mail) bằng cách trả lời kịp thời và phân phối thư từ; hỗ trợ lập bản thảo, sao chép và phân phối các báo cáo dự án cũng như các tài liệu khác; sắp xếp lịch đi công tác; hỗ trợ việc thanh toán chi phí và sao lưu chứng từ; quản lý các lịch trình phức tạp và hệ thống văn phòng hàng ngày; thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác khi cần thiết; trong một số trường hợp sẽ trả lời điện thoại văn phòng và giải quyết các nhiệm vụ hành chính khác.


Có rất nhiều hoạt động được liệt kê trong bản mô tả công việc này nhưng đó không phải là mục tiêu. Do đó, bạn không thể sử dụng bản mô tả công việc để thay thế cho việc xác định mục tiêu của cấp dưới.


( Nguồn: Kỹ năng thương lượng - First News và NXB Tổng hợp TPHCM/Maxreading)

  • Kỹ năng thương lượng (1): Lời giới thiệu
  • Kỹ năng thương lượng (2): Tạo động lực làm việc
  • Kỹ năng thương lượng (3): Mục tiêu
  • Kỹ năng thương lượng (4): Phần thưởng
  • Kỹ năng thương lượng (5): Mục tiêu và hoạt động
  • Kỹ năng thương lượng (6): Để việc thúc đẩy động lực làm việc trở nên hiệu quả
  • Kỹ năng thương lượng (7): Các đặc điểm của mục tiêu hiệu quả
  • Kỹ năng thương lượng (8): Vượt qua nỗi sợ hãi
  • Kỹ năng thương lượng (9): Ba sai lầm cần tránh
  • Kỹ năng thương lượng (10): Trao quyền chứ không quản lý vi mô
  • Kỹ năng thương lượng (11): Chuyển mục tiêu thành văn bản
  • Kỹ năng thương lượng (12): Kiểm tra hiệu suất làm việc
  • Kỹ năng thương lượng (13): Quan sát và thu thập dữ liệu
  • Kỹ năng thương lượng (14): Chuyển từ quan sát sang thảo luận
  • Kỹ năng thương lượng (15): Biết lắng nghe