Giấy là một trong những mặt hàng trọng yếu với người tiêu dùng. Giá bột giấy, giá giấy tại thị trường trong nước đã và đang giảm mạnh liên tục từ tháng 8-2008 đến nay. Lượng bột và giấy tồn kho đang ở đỉnh cao.
Nhiều nhà máy giấy đã đóng cửa. Sản xuất trong nước giảm, nhập khẩu giấy lại tăng mạnh. Vậy ngành giấy trong nước đã chuẩn bị gì để đón việc mở cửa hệ thống phân phối bán lẻ từ 1-1-2009?
Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, thị trường phân phối giấy trong nước manh mún, chủ yếu do những đại lý, cơ sở sản xuất nhỏ làm gia công từ giấy cuộn lớn ra giấy gram, vở tập, giấy văn phòng là những sản phẩm cuối cùng. Các tổ chức, cá nhân mua giấy cuộn về tự xén và tự tìm thị trường. Các văn phòng lớn thường dùng giấy nhập ngoại. Do thị trường giấy tự điều hành là chính, nên việc mở cửa hệ thống bán lẻ chỉ tác động đến những doanh nghiệp (DN) gia công, còn các nhà sản xuất chịu tác động không lớn. Với người tiêu dùng, có lẽ tác động nhất là mặt hàng giấy vở học sinh và giấy tissue. Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, do trong nước chưa có tổ chức phân phối, bán lẻ chặt chẽ nên phần thiệt thuộc về người tiêu dùng. Với sản phẩm giấy, phần lớn thị trường bán lẻ lại ở khu vực nông thôn nên nhà bán lẻ của nước ngoài muốn thâm nhập phải có thời gian. Do vậy, tác động với ngành giấy chỉ ở thị trường hẹp.
Mở cửa hệ thống phân phối, bán lẻ từ 1-1-2009, với ngành giấy cũng như một số ngành khác sẽ có một sân chơi bình đẳng cho các DN. Theo đánh giá của Hiệp hội Giấy, việc này tác động đến ngành giấy không hẳn chỉ là khó khăn. Bởi ngành sẽ có nhiều kinh nghiệm để cải tiến hơn quá trình quản lý trong sản xuất và phân phối. Hiệp hội Giấy đưa ra những giải pháp đồng hành cùng cạnh tranh với sản phẩm của nhà nhập khẩu để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Để vừa bảo đảm sản xuất, vừa giữ vững được thị trường tiêu thụ trong cuộc cạnh tranh, trước tiên các DN sản xuất phải rà soát lại hệ thống phân phối bán lẻ của mình nhằm bảo vệ lợi ích của mình cũng như người tiêu dùng. Bên cạnh đó, họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có giá bán cạnh tranh. Cách thức phục vụ cũng phải tốt hơn, nhưng quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy về thị trường. DN nào không nâng cao được khả năng cạnh tranh tất yếu sẽ mất thị phần. Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Giấy Tân Mai và các công ty khác đang rà soát lại để hệ thống phân phối hoạt động có hiệu quả hơn. Họ đã xây dựng được những đại lý tin cậy, tuân thủ những yêu cầu của nhà sản xuất về giá bán để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà tuy đã tạo dựng được thương hiệu với người tiêu dùng trong nước từ nhiều năm nay, nhưng vẫn tiếp tục có những biện pháp khẳng định uy tín của mình trong thời gian tới để giữ được lòng tin về chất lượng và giá cả. Hồng Hà đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, hạn chế độc hại cho môi trường, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng là vở tập có độ trắng 82 ISO.
Trước đây, khi giấy khan hiếm, Hiệp hội chia sẻ với người tiêu dùng bằng việc đề nghị giảm thuế nhập khẩu, nay giấy nhập khẩu lấn át, Hiệp hội đề nghị tăng thuế nhập khẩu trở lại để phục hồi sản xuất trong nước. Bởi, trong một thời gian ngắn, tuy đã 4 lần giảm giá giấy nhưng vẫn không bán được sản phẩm. Từ tháng 8 đến nay, lượng giấy tồn kho của toàn Hiệp hội còn hơn 140.000 tấn, bằng 45 ngày sản xuất, tăng gấp 70 lần so với mức bình thường, cao nhất trong vòng 20 năm qua. Mức khai thác công suất hiện nay của ngành giấy chỉ đạt 25% so với tổng công suất, trong khi đó sản xuất 70% công suất là không có lãi, dưới 60% công suất nguy cơ phá sản là rất rõ. Vì vậy, việc tăng thuế nhập khẩu trở lại với sản xuất giấy là giải pháp cần thiết.
Vẫn còn thiếu các tiêu chí cấp phép cụ thể cho các doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài...
Không nên quá lo lắng về việc doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam sau thời điểm 1/1/2009.
Từ 1/1/2009, nhà ĐTNN được phép phân phối ô tô con, xe máy, máy kéo, phương tiện cơ giới; từ 2010 được phân phối rượu, thiết bị nghe nhìn, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe. Và chắc chắn người tiêu dùng (NTD) sẽ được hưởng lợi về giá.
Thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ đã cận kề (1/1/2009). Rất nhiều ý kiến lo ngại rằng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ bị các tập đoàn hùng hậu của nước ngoài làm cho điêu đứng...
Ngày 25.12, Bộ Công thương đã tổ chức họp báo giới thiệu lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối từ 1.1.2009. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối đã được thực hiện ngay sau khi VN trở thành thành viên chính thức của WTO (tháng 1.2007) theo hình thức liên doanh.
Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM vừa tổ chức tổ chức hội thảo "Thị trường bán lẻ, giờ G và giải pháp". Thời điểm để nước ta mở rộng cửa cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chỉ được tính bằng ngày, trong khi các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn còn nhiều hạn chế về vốn,
Kể từ 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa, song cho đến nay các nhà quản lý vẫn chưa xác định cụ thể những tiêu chí, khái niệm liên quan đến bán lẻ, doanh nghiệp (DN) cũng theo đó mà… lúng túng.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức rộng cửa đón những nhà bán lẻ 100% vốn nước ngoài vào kinh doanh theo đúng những cam kết khi gia nhập WTO. Điều này cũng có nghĩa là sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ trong nước sẽ trở nên khốc liệt hơn và sự đào thải tất yếu sẽ diễn ra. Vậy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã chuẩn bị những gì để đối mặt với sự cạnh tranh này? Đó cũng là chủ đề chính được gần 200 doanh nghiệp Việt Nam trao đổi trong buổi hội thảo "Thị trường bán lẻ, giờ G và giải pháp" do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, sáng ngày 18-12.
Giấy là một trong những mặt hàng trọng yếu với người tiêu dùng. Giá bột giấy, giá giấy tại thị trường trong nước đã và đang giảm mạnh liên tục từ tháng 8-2008 đến nay. Lượng bột và giấy tồn kho đang ở đỉnh cao.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh - trong buổi đối thoại với DN trẻ sáng 14.12 - cho biết, từ 1.1.2009, VN sẽ chưa mở cửa bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu, dược phẩm, sách báo.
Chỉ còn ít ngày nữa, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào theo cam kết gia nhập WTO. Sự có mặt của họ sẽ làm thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng trở nên phong phú và chuyên nghiệp hơn. Nhưng, rất có thể điều này đồng nghĩa với ngành phân phối "non trẻ" trong nước sẽ bị các tập đoàn phân phối "hùng mạnh" của nước ngoài thâu tóm.
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay hoạt động bán lẻ ngày càng có vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm lưu thông hàng hóa ổn định, lành mạnh. Xây dựng và phát triển thị trường bán lẻ đã và đang trở thành một dạng thức kinh doanh mang tính cạnh tranh cao.
Còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến ngày 1-1-2009 – thời điểm VN chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết với WTO. Trên thực tế, không phải chờ đến ngày này các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước mới bước vào cuộc đua để giành thị phần tiềm năng nhất thế giới với 86 triệu dân, mà họ đã có sự chuẩn bị từ nhiều năm trước.
Hiện nay, nước ta còn thiếu hệ thống đào tạo chuyên ngành, hơn 2/3 các doanh nghiệp bán lẻ chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Từ 1.1.2009, VN mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc DN có 100% vốn nước ngoài cũng được tham gia thị trường. Trước bối cảnh này, DN trong nước "nửa mừng - nửa lo" khi cơ hội cạnh tranh đến gần, nhưng năng lực tài chính, quản lý lại đang rất hạn hẹp.