
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức rộng cửa đón những nhà bán lẻ 100% vốn nước ngoài vào kinh doanh theo đúng những cam kết khi gia nhập WTO. Điều này cũng có nghĩa là sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ trong nước sẽ trở nên khốc liệt hơn và sự đào thải tất yếu sẽ diễn ra. Vậy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã chuẩn bị những gì để đối mặt với sự cạnh tranh này? Đó cũng là chủ đề chính được gần 200 doanh nghiệp Việt
Triển vọng và thách thức
Theo báo cáo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Hòa, Tổng giám đốc Sài Gòn Co.op, thì thị trường bán lẻ Việt Nam đang là một "mảnh đất" đầy tiềm năng với quy mô toàn thị trường năm 2007 đạt khoảng 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân là 8%/năm. Trong năm 2007, chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ của Việt Nam xếp thứ 2 thế giới, sau Ấn Độ, và đến tháng 6 năm 2008 thì Việt Nam đã vượt lên chiếm ngôi thứ nhất (xếp hạng của Công ty tư vấn Mỹ A.T.Keaney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu). Trong khi đó, tầng lớp trung lưu với thu nhập trên 250 USD/ tháng đang tăng nhanh, đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng phát triển tương xứng, và đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ Việt Nam thêm "hấp dẫn" đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Hiện có đến hơn 50% số hộ gia đình thành thị đã mua sắm theo hình thức thương mại hiện đại hàng tháng với mức chi tiêu bình quân cho mỗi lần mua sắm liên tục tăng với mức trung bình khoảng 17%/năm.
Thị trường Việt Nam đang trong quá trình gia tăng nhanh về số lượng và chủng loại các loại hình bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, bán hàng qua mạng hay qua truyền hình... Trong những năm qua, sự phát triển của những nhà bán lẻ Việt Nam cũng khá nhanh với những tên tuổi, như: Sai Gon Co.op, Maxi Mart, Citi Mart, G7 Mart, Vissan... và hiện tại, những nhà bán lẻ nội địa này vẫn đang chiếm ưu thế thị phần với những cuộc "tiến công" khá liên tục đến các tỉnh, thành khác, ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhưng mặt khác, sự gia tăng và xâm nhập vào Việt Nam của các nhà phân phối quốc tế cũng diễn ra nhanh không kém, đặc biệt là năm 2009 với những nhà bán lẻ từ châu Âu đến châu Á như Metro, Casino, Parkson, Lotte Mart...
Bên cạnh đó, nhiều công ty đa quốc gia cũng đang tăng cường mở rộng hệ thống phân phối và chuỗi cửa hàng riêng của mình như: Unilever, Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Coca Cola, Adidas, Nestlé, KFC, Lotteria... với hàng loạt các nhãn hiệu đang đi sâu vào thói quen tiêu dùng của người Việt. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, khi thị trường chính thức mở cửa, có thể sẽ có những "đại gia" khác mạnh hơn sẽ vào và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Điều này sẽ làm thị trường mang tính cạnh tranh cao và dẫn đến cả lợi ích lẫn nguy cơ cho các nhà bán lẻ trong nước. Trong số các nguy cơ, nhiều doanh nghiệp tại hội thảo đã bày tỏ những nỗi lo lắng lớn nhất của họ là: nhà bán lẻ nội địa nào đủ sức chống chọi sẽ bị giảm thị phần, các nhà bán lẻ yếu hơn sẽ bị đào thải, thương hiệu yếu bị loại bỏ và thay vào đó là sự chiếm lĩnh của hàng hóa nhập khẩu... Trong khi đó, những điểm yếu của các nhà bán lẻ Việt Nam là tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa có kinh nghiệm điều hành và quản lý những hệ thống bán lẻ quy mô lớn, năng lực tài chính hạn chế, chưa có tầm nhìn dài hạn và tính liên kết không cao. Chưa kể, nguồn nhân sự giỏi của các nhà bán lẻ trong nước bị hút dần về phía các "đại gia" do cạnh tranh về thu nhập và quy mô hoạt động.
Nhà bán lẻ Việt
Theo ông Huỳnh Văn Rô, Tổng giám đốc Công ty giấy Sài Gòn, người có nhiều kinh nghiệm xây dựng hệ thống phân phối của các thương hiệu lớn tại Việt Nam thì bước đầu tiên doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà bán lẻ phải xem lại và xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp. Muốn vậy, phải hiểu người tiêu dùng muốn gì, cần gì khi mua hàng để kịp thời đáp ứng. Điều này phải tiến hành đồng thời với hàng loạt các chiến lược khác về giá cả, trưng bày, tiếp thị... Ông Trần Anh Tuấn (Trung tâm BSA) thì đưa ra nhiều giải pháp như doanh nghiệp phải định vị và phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp, cải thiện tài chính, nghiên cứu người tiêu dùng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ phù hợp, cải tiến các hoạt động truyền thông tiếp thị trong cửa hàng, thiết lập những liên minh mua hàng và hợp tác kinh doanh...
Bằng kinh nghiệm của một người kinh doanh hệ thống bán lẻ lâu năm, ông Nguyễn Ngọc Hòa (Sai Gon Co.op) khẳng định, những thách thức mới có thể là cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam, song bản thân Sài Gòn Co.op cũng như các nhà bán lẻ khác còn "nhiều chuyện phải làm": Doanh nghiệp phải nhận thức rõ những áp lực của tiến trình mở cửa thị trường để có chiến lược, giải pháp và bước đi phù hợp; tích cực tăng tốc đầu tư theo chiều rộng như mở rộng mạng lưới, chiếm lĩnh thị phần, đồng thời nâng cấp toàn diện hoạt động theo chiều sâu (cơ sở hạ tầng, công nghệ, trình độ quản lý...); phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ để đủ khả năng quản lý và điều hành hệ thống thương mại trong điều kiện cạnh tranh; tăng cường những mối liên kết dọc ngang với các đối tác, xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược với các doanh nghiệp trong nước.
Thị trường đang dần mở. Không còn cơ hội cho sự chần chừ hay chờ đợi. Các nhà bán lẻ Việt
Ở Đồng Nai, siêu thị BigC vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất tạo thành trung tâm mua sắm lớn với đầy đủ các loại hình dịch vụ tại ngã tư Vũng Tàu; Co.op Mart đã có một siêu thị tại đường Phạm Văn Thuận thuộc phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa và mới đây đã ký hợp đồng thuê lại 50% diện tích chợ Tân Biên do Công ty Tín Nghĩa đầu tư để kinh doanh siêu thị. Ý định của Co.op Mart sẽ còn mở thêm chuỗi siêu thị ở Long Thành, Long Khánh... và nhà bán sỉ Metro cũng đang khẩn trương để có thể đánh dấu sự hiện diện của mình tại phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa...
( Theo báo Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com