
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Tại Hội thảo “Thị trường bán lẻ giờ G và giải pháp” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức mới đây tại TP.HCM, nhận định chung của các đại biểu tham dự là áp lực cạnh tranh đang đè nặng lên các DN bán lẻ Việt Nam khi chỉ còn vài ngày nữa đến giờ G - ngày 1/1/2009 - thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công ty tư vấn Pathfinder cho biết, với doanh số năm nay ước đạt 54,3 tỷ USD, tăng tới 20,5% so với năm 2007 (45,2 tỷ USD), thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn. Hiện nay, trên thị trường này chứng kiến cuộc chạy đua giữa các DN trong nước và các “đại gia” nước ngoài như Metro (Đức), Casino (Pháp), Parkson (Malaysia), Best Carings (Nhật Bản)...
Cuộc cạnh tranh càng quyết liệt hơn khi mới đây vào ngày 18/12, Lotte Mart (Hàn Quốc) cũng vừa chính thức khai trương siêu thị đầu tiên và thông báo kế hoạch đầu tư tới 5 tỷ USD để mở rộng mạng lưới lên 30 siêu thị trong vòng 10 năm tới. Với tham vọng này, Lotte cũng làm nhiều DN trong nước phải lo lắng. Chưa hết, hàng loạt tên tuổi lớn trong nhóm 10 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới đang còn nhăm nhe đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Cụ thể, Tập đoàn Tesco của Anh (đứng thứ 4 thế giới) đã có sẵn 2 địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM để mở đại siêu thị; Tập đoàn Carrefour của Pháp (đứng thứ 2 thế giới), Seven-Eleven của Nhật đang tiếp cận thị trường Việt Nam...
Tại hội thảo, ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) nhận định, trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa từ mấy năm trước, bởi theo tinh thần Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, theo đó sau lộ trình 7 năm, các DN Mỹ có thể thành lập DN kinh doanh bán lẻ (100% vốn của mình) tại VN. Do vậy, theo cam kết WTO về bán lẻ cần lưu ý 3 vấn đề:
--Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu của DN nước ngoài tham gia trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ bị khống chế theo thời gian và chỉ mở 100% vào thời điểm ngày 1/1/2009.
--Thứ hai, cam kết WTO cũng khu trú vùng đặc cách dành riêng cho DN bán lẻ, phân phối Việt Nam và không cho phép DN nước ngoài tham gia (tất nhiên là những quy định cấp phép trước cam kết WTO thì không có giá trị hồi tố), trong đó có thể kể đến các lĩnh vực dược phẩm; thuốc lá; sách báo - tạp chí; kim loại-đá quý; gạo, xăng-dầu; đường... và một số mặt hàng hạn chế có thời gian như ô tô-xe máy; thiết bị nghe nhìn, rượu vang... mà siêu thị nước ngoài chỉ được kinh doanh từ ngày 1/11/2010...
--Thứ ba, cửa hàng đầu tiên của DN nước ngoài có thể được cấp phép một cách dễ dàng, nhưng từ cửa hàng thứ hai trở đi muốn cấp phép phải tuân theo các quy định của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, bình luận thêm về tiêu chí này như thế nào, khả năng thực hiện có đồng nhất hay không giữa các địa phương để tránh phá vỡ quy hoạch chung... là những câu hỏi khiến các chuyên gia, nhà quản lý lẫn DN bán lẻ Việt Nam cùng quan tâm.
Trên thực tế, theo tìm hiểu từ Bộ Công thương, các tiêu chí xét chọn cấp phép điểm bán lẻ mới tựu trung vào 3 nội dung chính: sự ổn định của thị trường; quy mô khoảng cách địa lý phù hợp giữa các nhà bán lẻ trên một địa bàn; số lượng nhà bán lẻ phù hợp cho từng địa bàn thích hợp (Ví dụ 10.000 dân có thể có một điểm bán lẻ có diện tích rộng 200 m2, nhưng trong bán kính 1 km2 không có quá một số lượng nhà bán lẻ nhất định không vượt quá diện tích sàn 2.000 m2...).
Theo ông Khánh, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng tham mưu đề xuất các tiêu chí cấp phép cụ thể cho các DN bán lẻ nước ngoài, đồng thời cũng đề xuất luôn quy định là các tiêu chí này nên áp dụng trên quy mô toàn quốc kết hợp một quy hoạch hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ trên cơ sở tham vấn với các hiệp hội DN bán lẻ trong và ngoài nước, để vừa đảm bảo không có phàn nàn về môi trường đầu tư, tuân thủ đúng các cam kết WTO, lại vừa đảm bảo cạnh tranh và thương mại bình đẳng có lợi nhất cho môi trường phát triển kinh tế của Việt Nam.
(Theo báo Đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com