Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bán lẻ còn nhiều thách thức

Hiện nay, nước ta còn thiếu hệ thống đào tạo chuyên ngành, hơn 2/3 các doanh nghiệp bán lẻ chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Ngoài ra, vấn đề quảng bá hình ảnh còn ở mức độ đơn giản và sơ khai; vấn đề hậu cần cho hệ thống phân phối, bán lẻ còn thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế; việc tổ chức cung ứng hàng hóa còn phụ thuộc nhiều vào các nhà sản xuất và các doanh nghiệp bán buôn....

Đó là nhận định của ông Võ Văn Quyền - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương) tại Hội thảo “Xây dựng kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ, thị trường bán lẻ Việt Nam, cơ hội và thách thức”, do Trung tâm Thông tin và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức ngày 5/12.

Hoạt động dịch vụ phân phối, bán lẻ có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, bởi lĩnh vực này đã đóng góp khoảng trên 15% vào GDP hàng năm. Với nhu cầu bán lẻ phục vụ gần 90 triệu dân cùng với hàng chục triệu du khách nước ngoài mỗi năm, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là thị trường khá lớn trong tương lai gần và hiện đang là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Riêng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng doanh thu thương mại-dịch vụ năm 2008 ước đạt trên 53.000 tỷ đồng, tăng 32,74%, năm 2009, kế hoạch khoảng trên 66.000 tỷ đồng, tăng 24,73%.

Hiện trên địa bàn tỉnh mới chỉ có hệ thống bán lẻ của siêu thị Co.op Mart, còn lại hầu hết các nhà phân phối bán lẻ đều ở quy mô nhỏ, yếu về năng lực, hạn chế về mặt hàng phục vụ, nguồn nhân lực chưa được đào tạo cơ bản... Vì thế, việc mở thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ văn minh thương mại cao là rất cần thiết.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Võ Văn Quyền và ông Phạm Việt Tường - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công Thương thuyết trình về tổng quan thị trường bán lẻ Việt Nam - Cơ hội và thách thức, các cơ chế chính sách phát triển thương mại nội địa nói chung, lĩnh vực phân phối bán lẻ nói riêng; Vai trò của doanh nghiệp phân phối và bán lẻ trong xây dựng, phát triển thị trường nội địa; Những khó khăn, trở ngại trong việc thích ứng với tình hình mới và kiến nghị các ban ngành liên quan.

Nhiều vấn đề được các đại biểu quan tâm, tham gia tại Hội thảo như: Nhượng quyền thương mại, vốn cho doanh nghiệp, phân khúc thị trường, sự liên kết trong hệ thống bán lẻ.


(Theo báo Tiền phong)

  • Sớm có các tiêu chí cấp phép cụ thể
  • Vẫn có những “rào cản” cho doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
  • Mở cửa thị trường bán lẻ : NTD hưởng lợi !
  • Liệu có quá bi đát khi mở cửa thị trường bán lẻ?
  • Tính đến ngày 25/12, chưa có thêm doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam
  • Thị trường bán lẻ, giờ G và giải pháp
  • Thị trường bán lẻ: Lo nhà đầu tư nước ngoài lách luật
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: "Giờ G" sắp điểm!
  • Hệ thống phân phối bán lẻ Ngành giấy: Cạnh tranh kém, mất thị phần
  • Chưa mở cửa bán lẻ một số mặt hàng
  • Doanh nghiệp bán lẻ chủ động trên "sân nhà"
  • Hưng Yên: Giải pháp nào để phát triển thị trường bán lẻ?
  • Thị trường bán lẻ trước giờ G, Bài 1: Sẵn sàng “đối đầu”
  • Thị trường bán lẻ còn nhiều thách thức
  • Mở cửa thị trường bán lẻ: Chạy đua... hơi chậm