Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 siêu dự án của Trung Quốc

picture
Cửu Quan sẽ trở thành nhà máy phong điện lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc khi dự án được hoàn thành vào năm 2013.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã đổ hàng núi tiền xây dựng hạ tầng trong nước cũng như nước ngoài. Nếu nhìn vào danh sách những công trình này, nhiều người có thể nghĩ rằng, Trung Quốc đang cố xây dựng lại thế giới.

Trang tin Business Insider vừa công bố danh sách 108 siêu dự án của Trung Quốc ở nội địa cũng như nước ngoài. Nhìn từ danh sách này có thể thấy kế hoạch xây dựng thế giới của Trung Quốc đang ngày một mở rộng ra khắp các lục địa.

Từ những con đường cao tốc xuyên khắp lãnh thổ Trung Quốc, cho tới nhà máy phong điện lớn nhất thế giới, con đường tơ lụa nối liền châu Âu và Ấn Độ, những thành phố trên sa mạc, Trung Quốc đang cho thấy họ có thể tái thiết thế giới theo cách riêng.

Hai chữ “tái thiết” ở đây hoàn toàn được hiểu theo nghĩa thông thường là xây dựng cơ sở hạ tầng. Bài viết này cũng không có tham vọng giới thiệu toàn bộ 108 siêu dự án, mà chỉ đưa ra 10 dự án lớn nhất trong và ngoài Trung Quốc.

1. Khu công nghiệp cảng Thiên Tân (Trung Quốc)
 


Chi phí đầu tư: 450 tỷ USD

Mục tiêu: Trở thành một trong những cảng hóa chất lớn nhất thế giới

2. Siêu thành phố Châu Giang (Trung Quốc)


Chi phí đầu tư: 306,7 tỷ USD

Mục tiêu: Đưa vùng tam giác Châu Giang hợp thành một thành phố, lớn hơn xứ Wales

3. Dự án nước Bắc-Nam (Trung Quốc)


Chi phí đầu tư: 62 tỷ USD

Mục tiêu: Tới năm 2050, đưa được 44,8 tỷ m3 nước về các tỉnh miền bắc.

4. Trung tâm hóa chất và năng lượng Ninh Đông (Trung Quốc)


Chi phí đầu tư: 45,4 tỷ USD

Mục tiêu: Đạt giá trị gấp đôi GDP của tỉnh Ninh Hạ.

5. Tuyến tàu cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải (Trung Quốc)


Chi phí đầu tư: 33 tỷ USD

Mục tiêu: Là dự án đường tàu cao tốc dài nhất thế giới.

6. Nối liền Á - Âu


Chi phí đầu tư: 44 tỷ USD

Mục tiêu: Trung Quốc là một trong 32 nước đã ký thỏa thuận xây dựng các tuyến đường cao tốc nối liền châu Á với châu Âu.

7. Hiện đại hóa đường sắt của Nigeria


Chi phí đầu tư: 8,3 tỷ USD

Đây là dự án đầu tư ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc

8. Tái thiết con đường tơ lụa


Chi phí đầu tư: 6,5 tỷ USD

Trung Quốc là một trong số các nước ký thỏa thuận tái thiết con đường “tơ lụa” nối Trung Quốc, Ấn Độ với châu Âu.

9. Mỏ quặng sắt Great Gabon Belinga


Chi phí đầu tư: 3 tỷ USD

Đây là dự án khai khoáng lớn nhất do Trung Quốc đầu tư ở lục địa đen.

10. Dự án hòn ngọc Baltic


Chi phí đầu tư: 1,3 tỷ USD

Đây thuộc nhóm dự án phát triển hàng đầu của Trung Quốc ở nước ngoài. Hòn ngọc Baltic là một tổ hợp nhà ở và khu thương mại ở bên ngoài thành phố St. Petersburg, Nga.

(Theo Vneconomy)

  • Trung Quốc liệu có đuổi kịp Mỹ?
  • Những hậu quả của “Chủ nghĩa GDP” ở Trung Quốc
  • Sức mạnh cách tân của Trung Quốc không đáng sợ?
  • Kinh tế Trung Quốc nhìn từ chuyện đình công
  • Tại sao cách tân quan trọng đến vậy đối với Trung Quốc?
  • Trung Quốc: ‘Càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít ảnh hưởng’
  • Trung Quốc đương đầu với nạn lừa đảo trực tuyến
  • Thái khó duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong 2012