Hàng triệu người Nhật ở độ tuổi thất thập vẫn còn đang tiếp tục làm việc. Họ trở thành điểm tựa cho nền kinh tế đất nước trong cơn bão tố suy thoái. Thế mà, họ lại bị chính ngài bộ trưởng… chối bỏ.
Bộ trưởng vạ miệng
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso vừa có một phát ngôn gây sốc khi cho rằng, nên để người già sớm về… chốn thanh thản thay vì khiến cho chính phủ phải hao tiền tốn của cho các dịch vụ y tế cao cấp và đắt đỏ. Mặc dù sau đó vị bộ trưởng đã có hành động thanh minh nhưng đó vẫn là một sự tổn thương rất lớn cho quá nhiều người già đang còn miệt mài làm việc và cống hiến.
Ông Aso đã phát biểu trong một cuộc họp quốc hội bàn về cải cách an sinh xã hội: “Thật là khổ nếu người ta cứ phải sống khi mà bản thân lại rất muốn…chết. Thực ra bạn sẽ không thể có được những giấc ngủ ngon nếu như cho rằng tất cả mọi thứ đã có chính phủ lo liệu và chi trả hộ. Thực trạng này sẽ không thể được giải quyết nếu chúng ta không để cho họ “yên nghỉ” sớm.”
72 tuổi, ông Aso, cũng là cựu thủ tướng Nhật Bản. Ông chính thức nắm giữ cương vị bộ trưởng tài chính cách đây chưa đầy một tháng nhưng cũng không ít lần vạ miệng vì những phát ngôn…thiếu cân nhắc.
Sau vụ sơ suất hôm thứ Hai, ông đã cố gắng xoa dịu dư luận khi khẳng định với phóng viên rằng ông chỉ nói về mong muốn của cá nhân mình chứ không có ý miệt thị hệ thống ý tế cao cấp hiện nay của quốc gia.
"Tôi chỉ cho rằng, sẽ là quan trọng nếu mỗi người có được những ngày cuối đời bình yên nhất có thể.”
Ông Aso sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc nhưng lại có cách phát ngôn không mấy…ý tứ. Ông là cháu trai của ngài Shigeru Yoshida, một trong những thủ tướng có tầm ảnh hưởng nhất Nhật Bản và cũng là người đã giúp tái thiết đất nước sau đống đổ nát của cuộc chiến tranh thế giới 2. Bản thân ông cũng kết hôn với con gái của một cựu lãnh đạo cao cấp khác.
Nguồn lực người già
Tình trạng già hóa dân số là một vấn đề vô cùng nhạy cảm tại Nhật Bản- một trong những quốc gia sở hữu dân số già nhất thế giới. Khoảng ¼ trong tổng số 128 triệu dân nước này ở độ tuổi trên 60. Con số sẽ tăng lên 40% trong nửa thế kỷ nữa.
Trong khi đó, Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với quả bom nợ có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Cường quốc kinh tế này cũng sở hữu tỷ lệ nợ/ GDP cao nhất thế. Áp lực nợ nần chồng chất cộng với gánh nặng an sinh khiến cho nước Nhật trở nên bế tắc trên hành trình tìm ra lối thoát.
Không những thế, nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, xung đột chính trị với Trung Quốc, sự hao hụt của thị trường lao động…Tăng trưởng liên tiếp giảm trong những quý vừa qua. Các nhà lãnh đạo nước này cũng đang đau đầu để tìm giải pháp tháo gỡ nhưng không dễ dàng.
Tuy nhiên, trái ngược với những gì mà ngài bộ trưởng tài chính đưa ra rằng người già Nhật đang trở thành gánh nặng cho chính phủ và nền kinh tế thì hiện đang có rất nhiều người già vật lộn kiếm việc làm. Có đến 20% (khoảng 6 triệu) người già Nhật vẫn chấp nhận tiếp tục làm việc với mức lương thấp hơn ở độ tuổi đã nghỉ hưu.
Người già ham thích làm việc tại Nhật Bản đã trở thành “văn hóa” khi mà rất nhiều người dù đã ở tuổi thất thập nhưng vẫn muốn được làm việc, cống hiến vì với họ công việc không chỉ là kiếm tiền mà còn là niềm vui, hạnh phúc vì biết mình còn giá trị cho xã hội.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, trong lúc bế tắc này đã phải dựa rất nhiều vào người già những người mà lẽ ra họ phải được nghỉ ngơi sau cả một quãng đời cống hiến sự phát triển của đất nước.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Philippines đã có một động thái pháp lý mạnh mẽ nhằm vào các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông. Manila chính thức thông báo với Bắc Kinh rằng, họ đã tìm đến một trọng tài quốc tế để đứng ra phân xử tranh chấp giữa hai bên trên vùng biển này.
Tân Hoa xã ngày 17/1 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết, quốc gia châu Á này sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào lĩnh vực đường sắt trong năm 2013 này, lên hơn 100 tỷ USD.
Tổ chức nghiên cứu thị trường mới nổi Templeton đã có một báo cáo về thị trường xe hơi Ấn Độ. Đất nước đông dân thứ 2 thế giới đang vươn lên vị trí số 1 về tiêu thụ ô tô.
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, Trung Quốc hiện có ảnh hưởng tới các nền kinh tế đang phát triển nhiều hơn Mỹ hoặc châu Âu, do nước xuất khẩu lớn nhất thế giới này đang tăng đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu, hãng tin Bloomberg cho hay.
Các chuyên gia thuộc một tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc mới đây cho rằng, nước này có thể vượt qua Mỹ vào năm 2049, thời điểm Trung Quốc kỷ niệm quốc khánh lần thứ 100, trang tin China.org.cn cho hay.
Các công ty dầu lửa quốc doanh từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và nhiều nước châu Á khác đã chi tiền để thâu tóm tài sản với tốc độ kỷ lục ở nước ngoài trong năm 2012. Tổng trị giá các thương vụ thâu tóm mà các đại gia dầu lửa quốc doanh châu Á thực hiện trong năm qua lên tới gần 50 tỷ USD.
Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức số ra mới đây cho biết, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang có kế hoạch mở cửa nền kinh tế ngay trong năm 2013, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào đây.
Lạm phát tại khu vực châu Á hiện nhìn chung trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, giá cả trong khu vực này có thể sớm tăng trở lại, trong đó Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á nằm trong diện dễ chịu tổn thương nhất.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.