Các nhà lãnh đạo châu Á hiện đang phải đối mặt với một loạt vấn đề như lạm phát tăng nhanh, tiền tệ mạnh và dòng tiền nóng không mời mà đến. Nhưng đằng sau các vấn đề này, họ đang phải đứng trước một sự lựa chọn sâu sắc hơn: Hoặc tiếp tục thực hiện mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển trong mấy chục năm qua, hoặc hít thở sâu, thay đổi lề lối, tìm kiếm một con đường mới bền vững hơn.
Mô hình phương Tây gây hậu quả nghiêm trọng cho châu Á
Trong quá khứ, những lý thuyết chính thống phổ biến đã bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính, khiến châu Á không còn lựa chọn nào khác. Về tư tưởng, châu Á luôn rập khuôn theo phương Tây, tuân theo đường lối nhận thức liên quan tới việc xây dựng “thị trường tự do” và “chính phủ nhỏ”. Tuy nhiên, nếu tiếp tục men theo con đường này, tương lai của khu vực này sẽ ảm đạm, đối mặt với tăng trưởng với mô hình xuất khẩu bất cân bằng, thiếu hụt lương thực và nguồn nước cũng như môi trường bị tàn phá nghiêm trọng.
Trên bề mặt, đa số các nước châu Á hầu như vẫn đang bắt chước mô hình phương Tây. Nhưng tình hình thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Chính phủ các nước bắt đầu cảm nhận được hậu quả của sự phát triển mang lại cho xã hội và môi trường. Khi các nước – bất luận là Ấn Độ theo chế độ dân chủ, hay Trung Quốc theo chế độ một Đảng đều phải đứng trước tình cảnh lưỡng nan đó là: Sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng trong thế kỷ 20 đã gây ra những cuộc khủng hoảng của thế kỷ 21: biến đổi khí hậu, tàn phá môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Và châu Á chính là trung tâm của mọi vấn đề.
Trong thực tế, hiện giờ đang xảy ra một vài thay đổi. Chẳng hạn như, Trung Quốc đang tìm kiếm thuế carbon và thuế tài nguyên, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ đang đương đầu với những thói quen cũ trong mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên. Việc Lào hoãn quyết định phải chăng là muốn xây một đập thủy điện lớn tại hạ lưu sông Mê Kông. Nhưng trước đó, mọi người đã dần nhận thức, sự phát triển trong gần mấy chục năm qua được xây dựng trên cơ sở nhiều nguồn tài nguyên (đặc biệt là nguồn nước) bị định giá quá thấp, cần sớm đưa ra cơ chế định giá ô nhiễm mới. Những nước này đều đã phải trả giá đắt cho sự phát triển của mình bằng sự tàn phá môi trường.
Châu Á có nên đi theo lối cũ của phương Tây?
Từ những hậu quả trên, mô hình kinh tế phương Tây dựa vào tăng trưởng nhờ tiêu dùng cần phải được xem xét lại.
Dù cho châu Á có vẻ là miền đất hứa để áp dụng mô hình này nhờ dân số đông đảo nhưng thực tế lại là nơi cần phải cảnh giác cao nhất với tăng trưởng dựa vào tiêu dùng.
Những người ủng hộ mô hình phương Tây thường né tránh những tác động to lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Họ không chịu công nhận rằng lời tư vấn của họ đi ngược lại những nghiên cứu khoa học về giới hạn cũng như sự cần thiết phải có những quy tắc quản lý tài nguyên chặt chẽ.
Thay vào đó, họ lập luận rằng sự khéo léo của con người đi kèm với những sáng tạo thị trường mang lại sẽ tìm ra giải pháp.
Lập luận ấy bén rễ nhờ niềm tin phi lý rằng chúng ta có thể có tất cả mọi thứ: tải sản vật chất tăng vô tận cùng một môi trường tự nhiên trong sạch.
Sự thật ảm đạm tại Châu Á nơi đa số dân chúng thậm chí còn đang tiêu dùng dưới mức tiềm năng là bằng chứng rõ rệt cho thấy điều này là không thể. Dù vậy, những lời phủ nhận vẫn cứ tiếp diễn.
Hãy tượng tượng một thế giới của năm 2050 trong đó 4 trên 5 người Châu Á tiêu dùng y hệt người Mỹ bây giờ.
Đó sẽ là thảm họa, dù đó cũng chính là giấc mơ người ta đang gieo vào đầu các dân tộc Á Đông.
Khi Châu Á nổi lên, 2 tỷ người hiện đang sống rất gần với một nền kinh tế tiêu dùng sẽ làm thay đổi cơ bản cung và cầu thế giới, không chỉ với các hàng hóa không có khả năng tái tạo như dầu mỏ và than mà cả hàng hóa có khả năng tái tạo như lương thực.
Đó là sự thực chứ không phải những nỗ lực xào nấu lại lý luận của Malthus (Nhà kinh tế cho rằng dân số gia tăng sẽ vượt quá khả năng cung cấp của Trái Đất, cuối cùng, dân số sẽ phải giảm do bệnh dịch hay thiếu đói cho tới mức Trái Đất có thể chịu đựng được – ND).
Các lãnh tụ chính trị Châu Á phải thể hiện khả năng lãnh đạo của mình. Phương Tây nhấn mạnh vào thị trường, công nghệ và tài chính nhưng đó không phải là giải pháp.
Giới chính trị Châu Á sẽ để tự do kinh tế kiểu phương Tây nở rộ rồi chứng kiến sự diệt vong của địa cầu hay sẽ yêu cầu chính phủ phải hành động mạnh tay hơn để đảm bảo một tương lai bền vững và công bằng hơn?
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com