Giá dầu cao đối với châu Á mang ý nghĩa gì? Ba năm trước, mức độ chịu ảnh hưởng của giá dầu cao tới khu vực này tương đối nhẹ. Nhưng nếu giá dầu thô Brent tiếp tục tăng cao, thì lần này kinh tế châu Á khó có thể tiếp tục đi lên.
Theo một số nhà phân tích, Ấn Độ dường như dễ bị tác động nhất. Điều này giúp giải thích tại sao cùng với việc giá dầu leo thang, biểu hiện thị trường chứng khoán của quốc gia mới nổi này tương đối không mấy khả quan.
Có thể tham khảo 4 chỉ số đo sau: Mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ của một nước (số dầu mỏ cần có cho đơn vị sản xuất); cân bằng thương mại năng lượng; Mức độ lạm phát vật giá hiện nay và tình trạng tài chính của chính phủ. Hai chỉ số đầu đã cho thấy rủi ro của một nước khi giá dầu tăng; hai chỉ số sau cho thấy, nước này (Ấn Độ) thông qua nhiên liệu, điện và trợ cấp thực phẩm để tiếp nhận và chi trả thanh toán các khoản chi tiêu.
Dựa vào tính toán này, Malaysia có kết quả tốt nhất. Theo số liệu của hãng dầu mỏ Anh BP, mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ của quốc gia này cao hơn mức trung bình của châu Á. Nhưng là một trong hai nước xuất khẩu ròng dầu khí tại châu Á, điều kiện thương mại của Malaysia lại được lợi hơn cả. Ngoài ra, chính sách thắt chặt tiền tệ mà nước này thi hành cho đến nay đã giúp kiềm chế được lạm phát. Với nền tài chính công không mấy khả quan: Trong thời gian 40 năm qua, quốc gia có mức chi vượt quá khả năng này chỉ có 5 năm đạt thặng dự ngân sách. Nhưng mặc dù trợ cấp vẫn là một gánh nặng to lớn – tỷ lệ chiếm trong GDP chỉ đứng sau Indonesia – nhưng họ vẫn thu được nguồn lợi nhuận từ dầu mỏ.
Trái lại, số điểm mà Ấn Độ có được trong 4 phương diện trên vô cùng tồi tệ. Tại New Delhi, người dân đã biểu tình trên đường phố phản đối việc giá dầu tăng. Và ngay cả khi Ấn Độ cần phải nâng mức trợ cấp, thì chính phủ dường như cũng không đủ sức mà bơm vốn.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com