Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật tiếp tục giảm. (Nguồn: Internet)
Chính phủ Nhật Bản ngày 1/10 cho biết trong tháng Tám, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế nước này giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 18 liên tiếp CPI của Nhật Bản giảm.
Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) thông báo sản lượng công nghiệp cũng sụt giảm 0,3% trong tháng Tám.
Các chỉ số kinh tế trên gây thêm khó khăn cho Chính phủ Nhật Bản trong việc thực hiện mục tiêu chấm dứt quá trình giảm phát vào năm tài khóa 2011.
Các chuyên gia kinh tế phân tích rằng việc đồng yên mạnh khiến giá các mặt hàng nhập khẩu xuống thấp, người tiêu dùng giảm mua vì muốn chờ giá xuống thấp hơn, lợi nhuận cũng như sản lượng của các công ty giảm. Những tác động này dẫn tới tình trạng giảm phát kéo dài, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Ngày 30/9, Thứ trưởng cao cấp của Bộ Tài chính Nhật Bản Mitsuru Sakurai bày tỏ hy vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục hỗ trợ chính phủ chặn đà tăng giá của đồng yen bằng cách đưa ra thêm các biện pháp thích hợp tại cuộc họp sắp tới của Hội đồng Chính sách BOJ.
Trong tháng Chín, Nhật Bản đã tung 2.120 tỷ yen ra thị trường tiền tệ để chặn đà tăng giá của đồng yen so với USD và một số ngoại tệ khác.
Thứ trưởng Sakurai cũng cho biết chính phủ sẽ thúc đẩy để quốc hội nhanh chóng thông qua dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2010, nhằm hỗ trợ cho gói kích thích kinh tế mới.
Trong lúc đó, thị trường lao động Nhật Bản có tín hiệu khả quan. Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 1/10 công bố tỷ lệ thất nghiệp theo thời vụ của nước này giảm từ 5,2 % trong tháng Bảy xuống 5,1% trong tháng Tám.
Số người thất nghiệp trong tháng Tám là 3,37 triệu người, giảm 240.000 người ( tương đương 6,6%) so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần thứ hai liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm kể từ đầu năm 2010 tới nay.
Một tín hiệu khả quan nữa là trong tháng Tám, chi tiêu bình quân của các hộ gia đình sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát đã tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 293.361 yen/hộ.
Chi tiêu bình quân hàng tháng của các hộ gia đình hưởng lương thậm chí tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 323.758 yen. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, các chỉ số này tăng./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Công ty cho vay tiêu dùng Takefuji của Nhật vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên cơ quan chức năng của nước này. Số nợ mà Takefuju mang theo khi “chìm xuồng” là 433,6 tỷ Yên, tương đương 5,1 tỷ USD.
“Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” của Trung Quốc sẽ đưa ra những cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó lấy chuyển dịch phương thức phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Vào lúc đà phục hồi của các nước công nghiệp phát triển của phương Tây còn mong manh thì có nhiều dấu hiệu cho thấy trọng tâm kinh tế của thế giới đang chuyển về phương Đông.
Theo các chuyên gia phân tích, dù có một lịch sử sóng gió, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn và sẽ duy trì quan hệ gắn bó chặt chẽ, và mối liên hệ này sẽ còn mạnh hơn.
Khoảng 10 giờ sáng nay 20-9 (giờ địa phương), giữa đường phố nhộn nhịp người qua lại ở trung tâm thành phố Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc ), một nam thanh niên đột ngột dừng lại, trưng ra tấm bảng tìm người yêu, khiến đám đông hiếu kỳ vây quanh.
Tình trạng thiếu hụt lao động, tranh chấp lương và công nhân di cư đòi tăng lương… tất yếu gây ra lo lắng, nhưng cũng đôi khi là cả hy vọng, rằng lợi thế chi phí nhân công thấp của Trung Quốc có thể sẽ biến mất.
Quốc vương Dubai, ông chủ của Tập đoàn Dubai World là Sheikh Mohammed Bin Rashid Al Maktoum vừa tuyên bố, tiểu vương quốc của ông đã bình phục sau cơn bạo bệnh khi Dubai World thỏa thuận được việc tái cơ cấu nợ với các bên cho vay.
Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu ASEAN+3 (ABMF) là một bước tiến lớn hướng tới thể chế hóa hợp tác khu vực và sẽ giúp hội nhập các thị trường trái phiếu của châu Á.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.